Vị trí địa chính trị của Ấn Độ
đang thay đổi vượt xa những thay đổi trong nước. Việc kết thúc của
chiến tranh Lạnh phá vỡ quan hệ lâu dài giữa Ấn Độ với Nga, và định
hướng lại quan hệ ngoại giao của nước này trong một hệ thống rộng lớn
hơn trên toàn thế giới, với việc Mỹ nổi lên như là mối quan hệ ngoài khu
vực quan trọng nhất của Ấn Độ.
Ấn Độ là một cường quốc đang
lên của thế giới. Với hệ thống chính trị ổn định, số dân khổng lồ, một
khả năng quân sự đáng kể, một nền kinh tế đang trỗi dậy, tham vọng toàn
cầu... và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, Ấn Độ có thể đóng một vai
trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế.
Sự phát triển của kinh tế và khả năng
kiểm soát các mối quan hệ ngoại giao chủ đạo của Ấn Độ sẽ xác định vị
trí của nước này trên trường quốc tế trong 15 năm tới. Kỹ năng của các
nhà lãnh đạo nước này trong việc cân bằng giữa các mục tiêu cạnh tranh
trong chính sách đối ngoại sẽ giúp định hình hướng phát triển của Ấn Độ
và thế giới.
Một góc phố thương mại tại Bangalore -trung tâm công nghệ mới của châu Á.
Phần 1: Những chuyển đổi bên trong của Ấn Độ
Ấn Độ đang lớn mạnh dần lên thông qua
hàng loạt những chuyển đổi đáng kể. Về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng
của Ấn Độ rất đáng khích lệ. Về mặt chính trị, hệ thống hai đảng cầm
quyền nhưng cả hai đảng đều đòi hỏi một liên minh rộng lớn để thành lập
chính phủ đã tạo ra những cải thiện trong chính sách.
Nền kinh tế tăng trưởng nhan
Chính sách an ninh của Ấn Độ đã thay
đổi do những đòi hỏi của bản thân nước này và việc Pakistan thử nghiệm
hạt nhân năm 1998, cũng như dưới tác động của những thay đổi lớn, trong
quá khứ và tương lai, trong quan hệ với các cường quốc châu Á. Những
biến đổi này bắt đầu từ khoảng năm 1980, khi nền kinh tế bắt đầu tăng
trưởng nhanh và vào thời điểm đánh dấu với sự kiện Tổng thống Mỹ Bill
Clinton thăm Ấn Độ năm 2000.
h
Hai chuyển biến đầu
tiên của Ấn Độ là ở trong nước và đã được bắt đầu bằng kinh tế. Nghiên
cứu của Ngân hàng Deutsche chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế sẽ
đạt trung bình là 6% từ 2006-2010, mở rộng trong các ngành công nghiệp
máy móc và dựa trên cơ sở tri thức, và dân số tăng trung bình là 1,3%.
Sự phát triển của các
bang miền Nam và miền Tây Ấn Độ vượt xa so với miền Bắc và miền Đông Ấn.
Tại Gujarat, bang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ, tổng sản phẩm
toàn bang GSP đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1993 đến 2003, và sản phẩm
bình quân đầu người tăng 73%.
Tại Uttar Pradesh, mức
gia tăng sản phẩm bình quân đầu người chỉ 13% trong cùng khoảng 10 năm
đó. Tại bang nghèo nhất ấn Độ, Bihar, mức này “chỉ” 22%. Trong năm tài
khoá 2001-2002, sản phẩm bình quân đầu người ở Gujarat gấp 3,8 lần ở
Bihar.
Các bang năng động hài
lòng với những thành công của họ, và bị buộc phải kìm hãm do phần còn
lại của nước Ấn. Vài bang trong số đó, các chính quyền bang đã đề xuất,
và được phép tiến hành một chính sách mang tính độc quyền hơn để tăng
cường thu hút đầu tư và các vấn đề kinh tế khác.
Bên trong khu thương mại sầm uất tại Gurgaon. |
Mặt khác, những bang
tụt lại đằng sau bao gồm cả hai bang lớn nhất nước này, chiếm tới 120
trong số 543 ghế trong hạ viện Ấn Độ. Họ sẽ đấu tranh tích cực để duy
trì hoặc mở rộng việc chia sẻ các nguồn lực của chính quyền trung ương,
và để tránh việc cắt giảm trợ cấp đem lại lợi ích cho những người nghèo.
Tăng cường phát triển nhân lực:
Nghèo đói đã giảm đi
nhanh chóng trong cả nước kể từ năm 1990 mặc dù vẫn có sự chia rẽ lớn
giữa các bang. Các số liệu của Uỷ ban Kế hoạch chỉ ra sự suy giảm khoảng
10% mức nghèo đói ở cả khu vực thành thị và nông thôn từ 1990 đến 2000,
với mức giảm ở khu vực nông thôn là từ 37% xuống còn 27% và ở thành thị
từ 33% xuống còn 23%. Các bang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất
cũng là những bang có mức giảm nghèo đói lớn nhất.
Đô thị hoá và chống mù
chữ đã tăng nhanh, đặc biệt ở những bang có tỷ lệ nghèo đói thấp. Nếu so
sánh từng bang, có thể thấy những bang có tốc độ đô thị hoá cao nhất
gần như xoá hoàn toàn tình trạng mù chữ, đặc biệt cho nam giới. Ở những
bang có tốc độ tăng trưởng nhanh, có sự khác biệt ngày càng lớn giữa sự
phát triển của dân số ở khu vực thành thị và nông thôn. Chắc chắn rằng,
vài bang đã bị tụt lại phía sau trong phát triển kinh tế sẽ có thể đuổi
kịp. Ví dụ như Rajasthan có tốc độ xoá mù chữ ở phụ nữ cao nhất trong
các bang, và cũng được xem là nơi là mức giảm đáng kể nhất nghèo đói ở
cả thành thị và nông thôn.
Những phát triển gần
đây chỉ ra rằng xã hội Ấn Độ đang trong một sự chuyển biến nhanh chóng.
Đến năm 2020, ảnh hưởng của việc đô thị hoá và xoá mù chữ đang gia tăng
nhanh chóng có thể hiện hình rõ ràng trong lực lượng lao động, và việc
mở rộng cơ sở hạ tầng có thể là một động lực lớn cho việc hiện đại hoá
nền kinh tế cũng như việc Ấn Độ tham gia vào các vấn đề quốc tế. Sự hiện
diện ngày càng nhiều của người Ấn ở nước ngoài sẽ phản ánh xu thế này.
Đặc biệt ở các thành phố, toàn cầu hoá là một thực tế trong một nước Ấn
cổ.
Một trong những nhân tố
làm gia tăng sự khác biệt giữa các bang phát triển nhanh và những bang
bị tụt lại đằng sau là hiệu quả và chất lượng của chính quyền các bang
và địa phương. Điều này có thể thấy trong báo cáo về sự tiến triển của
hai bang: Rajasthan và Madhya Pradesh. Cả hai bang đều có đội ngũ lãnh
đạo chính trị mạnh, cả hai đều đầu tư vào các trường và cơ sở hạ tầng.
Một trong những câu hỏi
lớn nhất đặt ra cho tương lai của Ấn Độ liên quan đến đại dịch
HIV/AIDS. Thống kê của Chính phủ Ấn công bố tháng 5/2005 cho thấy,
khoảng 5,2 triệu người đã bị nhiễm HIV/AIDS, chiếm 0,9% dân số đang ở độ
tuổi 15 đến 49. Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được xác định ở
Tamil Nadu, và ba bang có tỷ lệ nhiễm cao đều là những bang miền Nam có
tốc độ phát triển cao nhất.
Thành công của cuộc
chiến chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả phụ thuộc một phần vào
chính quyền bang thành công trong việc nhận diện vấn đề, và khả năng
phối hợp tinh tế với các đối tác thông qua mối liên kết hành chính và
các tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh tầm quan trọng của vấn đề, HIV/AIDS
còn là nhân tố tốt đánh giá tính hiệu quả của Ấn Độ và các bang trong
việc cung cấp các dịch vụ công cần thiết.
Đầu tư toàn cầu
Ấn
Độ là một nền kinh tế lục địa rộng lớn, trong đó thương mại, đầu tư và
viện trợ nước ngoài trong lịch sử chỉ đóng một vai trò rất nhỏ. Mức xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Ấn Độ trong nền kinh tế đã tăng lền từ
13 lên 23% kể từ năm 1993, nhưng tỷ lệ này còn rất thấp so với mức của
Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á. Điều đáng kể nhất là ảnh
hưởng trong lĩnh vực công nghệ thông tin IT, chiếm khoảng 3% GDP nhưng
chiếm tới một nửa các hàng hoá xuất khẩu của nước này. Và cả hai tỷ lệ
này đang tăng rất nhanh.
Bình minh trên vùng ngoại ô Gurgaon, New Delhi. |
Mặc dù, đầu tư nước
ngoài tiếp tục tăng cao, nhưng có vẻ như vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong nền kinh tế nếu so với một thị trường đang nổi lên như Ấn Độ. FDI
vào Ấn Độ đã di chuyển tăng theo hình bậc thang trong hai thập kỷ qua,
nhưng vẫn ở mức thấp so với Trung Quốc, Đông Nam Á, và các quốc gia khác
trong khu vực lân cận. Nhưng Ấn Độ có thể sẽ vượt hơn các nước này
trong việc đầu tư ra nước ngoài của chính các công ty Ấn.
Điều này nghĩa là ảnh
hưởng của toàn cầu hoá đã thực sự xảy ra và nó có vẻ trở nên mạnh mẽ hơn
trước năm 2020. Việc xoá bỏ hạn chế nhập khẩu đã giúp cho các hàng hoá
của nước ngoài trong tầm với của Ấn Độ. Việc các DN nhập linh kiện sản
xuất đã tạo cơ hội công việc mới cho những tầng lớp giữa ở Ấn Độ, với
mức lương cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống trước đây.
DN lớn của Ấn Độ đã trở
thành những người chơi toàn cầu, đặt vốn của mình trong tình trạng rủi
ro cao, tìm kiếm đồng minh, tìm kiếm đối tác và, quan trọng nhất, hoạt
động theo các nguyên tắc của thị trường. Điều này theo thời gian sẽ ảnh
hưởng đến cách thức hoạt động của thị trường Ấn Độ, đối với các nhà đầu
tư trong nước cũng như nước ngoài. Điều này cũng khiến cho các nhà lập
pháp chính trị của nước này nhìn nhận nghiêm túc hơn về tầm quan trọng
của các mối quan hệ kinh tế của nước này với nền kinh tế toàn cầu.
Sự mở rộng về quân sự
Ấn
Độ đã chuyển từ nước không có vũ khi hạt nhân trở thành nước sở hữu vũ
khí hạt nhân sau vụ thử thành công năm 1998. Cuộc thử nghiệm và những
trừng phạt mà Ấn Độ đã phải gánh chịu từ các nước công nghiệp trên thế
giới đã ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế Ấn Độ. Những vấn đề này đã đóng
băng tạm thời mối quan hệ chính trị giữa nước này với phần còn lại của
thế giới, nhưng đúng vào thời điểm hầu hết các quốc gia chấp nhận việc
Ấn Độ không từ bỏ kỷ nguyên vũ khí hạt nhân của mình. Chỉ 3 tuần sau vụ
thử của Ấn Độ, Pakistan cũng tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Trong khi xem xét những
chuyển đổi bên trong của Ấn Độ, chúng ta cũng cần nhìn các thay đổi
trong động thái quân sự của nước này. Học thuyết hạt nhân của nước này
dựa trên cơ sở “không phải là lựa chọn sử dụng số một”, và sử dụng vũ
khí hạt nhân của mình như là một công cụ răn đe, phòng ngừa. Mục đích
của việc này là duy trì một “sự phòng ngừa tối thiểu”.
Cùng thời gian đó, thời
điểm kể từ năm 1998 là thời điểm của những đầu tư lớn trong ngành quân
sự Ấn Độ. Ngân sách quốc phòng tăng từ 13 lên 25% mỗi năm, và quân đội
nước này đã lên kế hoạch về việc trang bị lớn những công nghệ và thiết
bị tối tân. Việc này nhằm không chỉ đối phó với những vấn đề trước mắt
từ căng thẳng ở khu vực lãnh thổ do Pakistan kiểm soát, mà nhằm hiện đại
hoá trên diện rộng, bao gồm tăng cường khả năng của các dự án sức mạnh.
Sự tăng cường khả năng
quân sự của Ấn Độ là một nhân tố quan trọng trong việc định dạng chính
sách đối ngoại với việc nhấn mạnh nhiều hơn các lợi ích kinh tế của nước
này, đồng thời, mong muốn Ấn Độ trở lại có một vai trò lớn hơn trong
các vấn đề khu vực châu Á và trên toàn thế giớiPhần 2: Ảnh hưởng địa chính trị của Ấn Độ "trỗi dậy"
Ngày nay, Ấn Độ hoàn toàn hội nhập với
nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong so sánh với bản thân nước này
trước đây. Chính sách đối ngoại của nước này được xây dựng trên cơ sở
đảm bảo an ninh và đảm bảo ưu thế sức mạnh của nước này so với láng
giềng rộng lớn, và nhằm mục tiêu ảnh hưởng lâu dài trên toàn cầu.
Các nhà lập pháp Ấn Độ, luôn luôn thực
dụng, xác định rằng sự phát triển kinh tế liên tục của Ấn Độ là nền
tảng quan trọng cho việc thực hiện những mục tiêu này, và cung cấp năng
lượng giữ vai trò trọng yếu trong việc đạt mức độ phát triển đó.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với sự
kết hợp của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa dân tộc, và mục tiêu của
chính sách bao gồm quan hệ gần gũi với Mỹ và được công nhận là một trong
những lãnh đạo trong một thế giới đa cực.
Các mục tiêu chính sách đối ngoại của
Ấn Độ đòi hỏi những quan hệ lâu dài và tinh tế với Mỹ, và an ninh mạnh
cũng như một mối quan hệ kinh tế tốt với Đông Nam Á và Nhật Bản. Sự phát
triển ở châu Á, và trên toàn cầu nói chung được lãnh đạo bởi Mỹ và một
số quốc gia châu Á quan trọng để đáp lại mối quan tâm của Ấn Độ cũng như
của các quốc gia này, và việc gia tăng lợi ích tương hỗ này sẽ thúc đẩy
hơn nữa vai trò địa chính trị của Ấn Độ.
Hai nhân tố có thể gây trì hoãn hoặc
hạn chế tiến trình này: sự trở lại của mối quan hệ căng thẳng Ấn Độ -
Pakistan hoặc tiến trình kinh tế của Ấn Độ bị đình hoãn.
Khi những thay đổi về chính trị và
kinh tế đang diễn ra, Ấn Độ cũng xem xét lại các chính sách đối ngoại và
an ninh của mình trong bối cảnh tính đến việc kết thúc chiến tranh
Lạnh. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ được xây dựng một cách truyền thống
trên tinh thần không liên kết, và dựa trên quan hệ ngoại giao và an
ninh tốt đẹp với Liên xô cũ, bây giờ chuyển sang xem Mỹ là đối tác quan
trọng nhất ngoài khu vực.
Lợi ích kinh tế của nước này được xem
là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu của chính sách đối ngoại và mục
tiêu an ninh. Các động thái an ninh của Ấn Độ và vị thế của nước này
trên thế giới dựa trên việc nước này tiếp tục sở hữu công cụ ngăn ngừa
vũ khí hạt nhân. Đòi hỏi về một vị trí đặc biệt của nước này trên thế
giới vẫn là một vấn đề ưu tiên trong chính sách đối ngoại nhưng bản chất
của vai trò này đã trở nên cụ thể hơn, và giảm tính tiên lượng như giai
đoạn trước và các công cụ Ấn Độ sử dụng để giành vị trí ấy đã được mở
rộng hơn trước.
Đồng minh chiến lược thực tế (de facto) với Mỹ
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm
Washington tháng 7/2005 khởi đầu cho mối quan hệ mới giữa Ấn Độ và Mỹ.
Kết quả đáng kể nhất là hiệp định giữa hai nước về hợp tác trong năng
lượng hạt nhân phục vụ mục đích dân sự cho phép chuyển đổi quan hệ đối
tác chiến lược đang nổi lên giữa hai quốc gia này.
Nhưng một khung hợp tác rộng lớn đã
được hai nhà lãnh đạo hai nước vạch ra trong tuyên bố chung được xem là
đỉnh cao của quá trình xác định quan hệ hai nước kéo dài một thập kỷ,
dựa trên cơ sở nhận thức ngày càng rõ ràng lợi ích chung giữa hai nước.
Bình minh trên thung lũng "Silicon", Ấn Độ. |
Việc nối lại quan hệ song phương được
bắt đầu bằng quan hệ kinh tế rộng mở trong vòng 15 năm qua, khi nền kinh
tế Ấn Độ toàn cầu hoá. Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ phát triển với tốc
độ 50% mỗi năm, với khoảng 2/3 sẽ sang thị trường Mỹ.
Người Ấn vào thời điểm này cũng đã trở
thành một bộ phận trong lực lượng công nghệ thông tin đông đảo và
chuyên nghiệp ở thung lũng Silicon, Ấn Độ đã nhận được 1/3 những cam kết
công việc này.
Người Mỹ gốc Ấn, một cộng đồng ngày
càng giàu có và có tầm ảnh hưởng, đang vận động hành lang trên tư cách
đại diện của Ấn Độ ở Washington và đang đầu tư trở lại Ấn Độ. Tuy nhiên,
bất chấp sự nổi lên của nền kinh tế, các vấn đề liên quan tới ngành
công nghiệp nhập khẩu thiết bị từ các công ty Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ
vào thời điểm ban đầu, lực lượng lao động trong nước không thích việc
các công việc của Mỹ được thay thế bởi lực lượng lao động rẻ bên ngoài
như Ấn Độ.
Quan hệ thương mại Mỹ - Ấn Độ trong so
sánh với quan hệ Mỹ - Trung tuy còn kém nhưng đang tăng lên nhanh
chóng. Theo số liệu thương mại của Ấn, thương mại song phương trong các
sản phẩm máy móc và đồ gia dụng đã tăng lên từ mức 5,6 tỷ USD năm 1990
lên tới khoảng 18 tỷ USD vào năm 2003, tăng tới 221%.
Ấn Độ không thu hút bất cứ nguồn đầu
tư nào giống với đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, nhưng dù sao, vẫn còn rất
nhiều cơ hội. Cuộc cải cách kinh tế ở Ấn Độ đã chậm lại từ năm ngoái,
nhưng với giai đoạn đỉnh cao này, Ấn Độ được đánh giá là một trong những
điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các hợp đồng kinh tế cấp chính phủ
không có vẻ như thay đổi nhanh chóng như thương mại, và đầu tư tư nhân,
nhưng cũng đã đạt những kết quả đáng kể. Tháng 01/2005, Mỹ và Ấn Độ đã
ký một Hiệp định Không gian mở, tạo điều kiện cho hợp tác thương mại và
kinh tế lớn hơn giữa hai nước.
Trước Hiệp định này, hàng không Ấn chỉ
hạn chế đến một số thành phố lớn của Mỹ: Chicago, Los Angeles, và New
York. Bây giờ, các máy bay của Ấn có thể bay thẳng đến các thành phố này
cũng như các khu vực xa xôi như Houston hay Minneapolis. Trong khi đó,
các máy bay của Mỹ được phép bay một mạch đến các thành phố của Ấn. Hiệp
định này đã dỡ bỏ các đòi hỏi hạn chế các máy bay chở hàng giữa hai
nước.
Nhưng an ninh vẫn là trung tâm của mối
quan hệ. Sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ hai nước so với thời kỳ
chiến tranh Lạnh lại nằm ở quan hệ an ninh. Mối liên hệ an ninh giữa hai
nước ngày nay dựa trên cơ sở sự hài hòa ngày càng tăng giữa các lợi ích
của Mỹ và Ấn Độ, đặc biệt là những lợi ích ở khu vực từ Trung Đông đến
Đông Nam Á.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của
Ấn Độ khiến các nhà lãnh đạo xem xét nghiêm túc nhu cầu nhập khẩu năng
lượng và việc đảm bảo an ninh năng lượng, và sự an toàn cho các tuyến
đường biển trong biển Ấn Độ Dương trở thành một trong những ưu tiên cao
nhất trong chương trình an ninh của Ấn Độ. Đây là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng quan hệ an ninh mới, với một trong những nội dung cơ bản
là tập trận chung và hoạt động chung trong tạm thời.
Ví dụ gần đây như việc hợp tác hai
nước trong hoạt động cứu hộ sau sóng thần ở các khu vực xa như
Indonesia, hay việc Ấn Độ đảm bảo cung cấp các tàu chở hàng nhạy cảm của
Mỹ qua vịnh Malacca. Những động thái này thể hiện sự thay đổi lớn so
với Ấn Độ trước đây, không chấp nhận bất kỳ quốc gia ngoài khu vực nào ở
vùng biển Ấn Độ. Khuôn khổ của quan hệ quốc phòng mới giữa hai nước đã
được xác định với hiệp định ký kết trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc
phòng Ấn Độ tới Washington tháng 6/2005.
Thương mại và hợp tác quốc phòng từng
bước được xây dựng. Từ 2003, hai nước đã tiến một chặng đường dài trong
việc dỡ bỏ những hạn chế của Mỹ trong hợp tác và doanh thương trong lĩnh
vực quốc phòng. Trong những bước đi tiếp theo của hiệp định đối tác
chiến lược NSSP tuyên bố tháng 1/2004, và hoàn thành năm 2005, Ấn Độ mở
rộng khuôn khổ quản lý và pháp lý trong việc kiểm soát xuất khẩu và sử
dụng các công nghệ nhạy cảm, giúp Mỹ có thể dỡ bỏ một số những kiểm soát
đã được dựng lên nhằm ngăn xuất khẩu những công nghệ này sang Ấn Độ.
Tháng 3/2005, Mỹ tuyên bố nước này cho
phép các tập đoàn của Mỹ ký kết các hợp đồng lớn cung cấp các máy bay
chiến đấu hiện đại cho không lực Ấn, bao gồm cả việc Mỹ sẵn sàng cấp
phép cho các máy bay là sản phẩm hợp tác với Ấn Độ. Đây là một bước đột
phá lớn trong chính sách cấp phép của Mỹ.
Một Ấn Độ "hướng Đông"
Một Ấn Độ hướng Đông thể hiện trong
những mối liên hệ với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, những
ưu tiên chính sách của nước Ấn Độ trong khu vực.
Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc cũng thay
đổi. Quan hệ giữa hai nước này thay đổi nhanh chóng. Trong nhiều năm,
các nhà chiến lược an ninh của Ấn Độ đã xem Trung Quốc như là thách thức
chiến lược chính, và những ám ảnh của thất bại trong cuộc chiến với
Trung Quốc vào năm 1962 vẫn tồn tại.
Các nhà hoạch định chính sách của
Trung Quốc cũng nhìn Ấn Độ đầy nghi vẫn và phản ứng giận dữ trước việc
Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân năm 1998 như là hành động đối phó với mối đe
dọa Trung Quốc.
5 năm trước, với việc Ấn Độ mở cửa nền
kinh tế và tăng cường khả năng quân sự, Bắc Kinh bắt đầu quan tâm.
Thương mại là động lực thúc đẩy. Thương mại song phương giữa hai nước từ
2,5 tỷ USD năm 1999 sau 5 năm lên tới 13 tỷ USD. Mặc dù Ấn Độ chỉ chiếm
1% thương mại toàn cầu của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã nổi lên trở
thành đối tác thương mại thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Mỹ.
Các công ty Ấn xem xét ngành công
nghiệp nhẹ của Trung Quốc, trong khi các công ty IT của Trung Quốc muốn
học tập những thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ. Dòng vốn đầu
tư song phương vẫn còn nhỏ nhưng đang tăng lên nhanh chóng.
Các công ty phần mềm và dịch vụ của Ấn
Độ như Công ty dịch vụ tư vấn Tata đã xây dựng cơ sở của họ ở Trung
Quốc, không chỉ sản xuất giống như các công ty Trung Quốc mà quan tọng
hơn, công ty đa quốc gia này kinh doanh
ở đây. Đối với các DN Trung Quốc, lực lượng lao động tầm trung rộng lớn
của Ấn Độ đầy hấp dẫn. Hấp dẫn hơn nữa, các DN công nghệ lớn nhất của
Ấn Độ đã tích cực tìm kiếm các đối tác chung vốn từ các DN Trung Quốc.
Quan hệ chính trị cũng trở nên thân
thiện hơn. Đã có một tiến triển đáng kể trong quan hệ chính trị giữa hai
nước. Những cuộc đối thoại về biên giới giải quyết tranh chấp trong
vòng 40 năm qua, đã thực sự được tiến hành. Trong chuyến thăm của Ôn Gia
Bảo tới New Delhi tháng 3/2005, hai Chính phủ đã chính thức tuyên bố xu
hướng thúc đẩy giải quyết tranh chấp.
Quan trọng hơn, Chính phủ Trung Quốc
đã chấp nhận chủ quyền của Ấn Độ ở khu vực lãnh thổ của Sikkim ở
Himalaya, và hai nước đã thiết lập một hệ thống thương mại địa phương ở
những khu vực có tranh chấp biên giới. Cả hai quyết định này đã thể hiện
xu hướng tiến lên phía trước của hai nước.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn và cạnh tranh
vẫn tiếp tục diễn ra. Những động thái trên không làm xó a đi mâu thuẫn
vốn có giữa hai nước. Mâu thuẫn này vẫn tiếp tục tồn tại, nhất là ở phía
Ấn Độ. Mức độ ngày càng tăng lên theo hướng trở thành một cường quốc
kinh tế và chính trị của cả hai nước sẽ đảm bảo sự cạnh tranh tiếp diễn
trong tương lai quan hệ hai nước.
Và an ninh năng lượng trở thành một
vấn đề. Hai vấn đề có vẻ sẽ khiến cho quan hệ Trung - Ấn tiếp tục đối
mặt với cạnh tranh. Thứ nhất là vấn đề năng lượng, vấn đề cả hai nước
ngày càng phải đối mặt với cuộc chạy đua để đảm bảo nguồn cung toàn cầu,
đặc biệt là gas và dầu, để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế đang mở rộng
nhanh chóng. Vấn đề thứ hai chính là mối quan ngại của Ấn Độ trước
những động thái rõ ràng về dài hạn của Trung Quốc ở biển Ấn Độ.
Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền
thống với Pakistan và đóng vai trò quan trọng trong chương trình hạt
nhân của Pakistan. Thêm vào đó, ngày nay, Trung Quốc hiện diện ngày càng
nhiều ở Myanma và mở rộng quan hệ với Iran. Kế hoạch xây dựng tàu khu
trục của Ấn Độ trong cách nhìn của một số nhà phân tích an ninh Ấn Độ có
ý nghĩa hạn chế trừ khi những tàu này được triển khai ở biển Ấn Độ.
Những động thái này là thách thức trực tiếp tới sự tập trung ngày càng
tăng lên của Ấn Độ vào khu vực biển Ấn Độ như là nhân tố quan trọng của
an ninh.
Can dự vào Đông Nam Á và Nhật Bản
Ấn Độ mở rộng quan hệ của mình ra vùng
Viễn Đông, nơi nước này có ảnh hưởng hạn chế trong chiến tranh Lạnh.
Chính sách "hướng Đông" của nước này là sự xác định lại rằng Ấn Độ cần
học tập những thành tích của các láng giềng phía Đông. Một lần nữa,
chính sách "hướng Đông" phản ánh lợi ích của Ấn Độ trong việc bảo vệ lợi
ích chính trị và kinh tế rộng lớn hơn của nước này tại châu Á.
Những nước đứng đầu trong chiến lược
Đông Á của Ấn Độ là Nhật Bản và Singapore. Quan hệ song phương với Nhật
Bản bị cản trở khi Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân năm 1998. Tuy nhiên, quan
hệ hai nước đã tăng cường nhanh chóng trong vòng 3-4 năm qua.
Tháng 4/2005, chuyến thăm của Thủ
tướng Jurichiro Koizumi đến New Delhi mang lại cơ hội tốt đẹp cho quan
hệ song phương. Nhật Bản và Ấn Độ có rất nhiều lợi ích chung: ngăn ngừa
các vụ cướp và khủng bố
trên đường biển trên eo biển Malacca, tăng cường quan hệ thương mại
song phương, và thúc đẩy hòa bình ở Sri Lanka. Cũng đã có những cuộc tập
trận chung, mặc dù Ấn Độ vẫn rất thận trọng trong việc tự họa quan hệ
với Nhật Bản quá nặng về lĩnh vực an ninh. Nâng tầm quan trọng của hợp
tác an ninh giữa hai nước có vẻ như chịu ảnh hưởng không thuận từ sự
phát triển của quan hệ Trung - Ấn.
Sự nổi lên của Ấn Độ trong nền kinh tế
thế giới là nam châm thu hút các DN Nhật Bản. Về kinh tế, đầu tư của
Nhật Bản vào Ấn Độ đã tăng nhanh chóng. Nhật Bản hiện là đối tác thương
mại lớn thứ 7 của Ấn Độ với 3,2% tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước
này năm 2003. Trước khi nền kinh tế Ấn ĐỘ bắt đầu mở ra năm 1990, thị
trường Ấn Độ giữ lợi ích rất nhỏ đối với Nhật Bản. Khi Ấn Độ mở cửa, cải
cách nền kinh tế thị trường và tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
nước ngoài kinh doanh, và khi dân số trung lưu của Ấn Độ trở nên giàu có
hơn, các DN Nhật bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Các DN Nhật có điều kiện
thuận lợi hơn các đối thủ cạnh tranh của mình: các chi nhánh. Sony,
Toyota, Panasonic có tên tuổi và người Ấn Độ ngưỡng mộ Nhật vì sự phát
triển kinh tế và kỹ thuật của nước này.
Cũng như vậy, quan hệ giữa Ấn Độ và
ASEAN cũng được phát triển nhờ thương mại, với việc gia tăng các chuyến
thăm cấp cao, mở rộng thương mại và đầu tư trong một thập kỷ qua. Ấn Độ
trở thành đối tác đối thoại chính thức của ASEAN, và mong muốn mở rộng
sự tham gia vào các thể chế ở Đông Nam Á cũng như của châu Á.
Cũng đã có các cuộc diễn tập quân sự
chung ngày càng tăng giữa các bên đối tác. Với Ấn Độ, sự quan tâm lớn
nhất là tạo ra mối quan hệ kinh tế và chính trị ổn định với "phía Đông",
cũng như khả năng hoạt động chung tại khu vực có năng lượng. Ấn Độ cũng
chia sẻ với các nước ASEAN lợi ích trong việc coi trọng nhân tố Trung
Quốc trong đối ngoại. Nước này có lợi ích cụ thể với Singapore, nước giữ
vai trò đầu tàu trong việc khuyến khích Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn ở
khu vực, nước cùng chia sẻ lợi ích chính thức với Ấn Độ trong các
chương trình học thuật tập trung vào Ấn Độ và các vấn đề an ninh ở Ấn Độ
Dương.
Lợi ích lớn hơn của Ấn Độ trong mối
quan hệ với Đông Á là mong muốn mở rộng khả năng hoạt động của hải quân.
Hải quân Ấn Độ mong muốn đóng vai trò tích cực ở Đông Nam Á. Các hoạt
động cứu hộ của Ấn Độ sau sóng thần năm ngoái đem lại sự ngưỡng mộ của
các nước Đông Nam Á cho hải quân Ấn. Cơ hội cho một vai trò tương tự ở
vịnh Persian là hạn chế bởi vì sự hiện diện của Mỹ rất lớn ở đây và sự
phản đối của Pakistan.
Cạnh tranh lợi ích ở Trung Đông và Trung Á
Trước năm 1990, chính sách Trung Đông
của Ấn Độ chủ yếu được xác định dựa trên vị trí của nước này trong vấn
đề Arab - Israel. Ấn Độ đã bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc phản đối việc xây
dựng nhà nước Israel, chống lại quan điểm cho rằng tôn giáo nên là cơ sở
nền tảng của một quốc gia và mong muốn thể hiện tình đoàn kết với thế
giới Arab và với dân số theo đạo Hồi đông đảo ở Ấn Độ. Nhưng kể từ 1992,
khi hai nước xây dựng quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hai nước đã từng
bước cải thiện. Hai nước thường xuyên đối thoại về các lĩnh vực hợp tác
là quân sự và tình báo.
Ấn Độ đã ký hay đã trên đường ký một
hiệp định quốc phòng với Israel trị giá 3 tỷ USD, biến Israel trở thành
người cung cấp lớn thứ hai về vũ khí cho Ấn Độ, sau Nga.
Cùng lúc đó, sự phát triển kinh tế
nhanh chóng trong vòng một thập kỷ qua đã dẫn đến nhu cầu năng lượng
ngày càng lớn của Ấn Độ. Xếp thứ 6 thế giới về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu,
Ấn Độ có thể đáp ứng 70% nhu cầu của mình thông qua việc nhập khẩu dầu
thô. Tới năm 2010, Ấn Độ dự tính sẽ thay thế Hàn Quốc và trở thành người
tiêu dùng lớn thứ 4 về năng lượng, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Do đó, các nhà ngoại giao Ấn Độ sẽ
trông đợi nhiều ở Trung Đông, ở những nước như Venezuela, Sudan để đa
dạng hóa nguồn cung dầu mỏ. Đòi hỏi về an ninh năng lượng có thể tái cấu
trúc vị trí địa chính trị của châu Á và ảnh hưởng đến quan hệ ngoại
giao của Ấn Độ, đặc biệt với Mỹ. Ấn Độ nhập khẩu 70% nhu cầu dầu thô từ
Trung Đông, và sự phụ thuộc của nước này vào nguồn cung từ bên ngoài sẽ
xác định mức độ tăng của nền kinh tế. Ảrập Xêút là nguồn cung lớn nhất
của Ấn Độ, chiếm tới 1/4 lượng nhập khẩu của Ấn Độ với 1,9 triệu thùng
mỗi ngày, trong khi Nigeria chiếm 15%.
Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của
Ấn Độ đòi hỏi nước này tăng cường quan hệ với các nhà sản xuất dầu mỏ
của thế giới. Nhu cầu năng lượng của nước này là một nhân tố quan trọng
trong quan hệ phụ thuộc của Ấn Độ với Iran.
Tháng 01/2005, công ty quản lý gas của
Ấn Độ GAIL ký hợp đồng 30 năm với tập đoàn xuất khẩu gas quốc gia của
Iran để chuyển khoảng 7,5 triệu tấn gas tự nhiên qua Ấn Độ mỗi năm. Hợp
đồng này với tổng trị giá lên tới 50 tỷ USD cho phép Ấn Độ tham gia vào
quá trình phát triển của ngành gas Iran. Điểm đột phá của quan hệ hai
nước là vào tháng 01/2003, khi Hai nước đã ký tuyên bố New Delhi cam kết
mở rộng thương mại. Từ đó, quan hệ song phương đã tiến triển từng
bước.
Năng lượng và địa chính trị đều thúc
đẩy lợi ích của Ấn Độ ở Trung Á. Afghanistan được xem là "mặt trận địa
an ninh" của Ấn Độ. Mối quan hệ khó khăn giữa Afghanistan và Pakistan và
mong muốn của Ấn Đô trong việc duy trì quan hệ thân thiết với một số ít
quốc gia đạo Hồi giúp mối quan hệ này ngày càng quan trọng hơn. Sau sự
kiện 11/9 và sự sụp đổ của chính phủ Taliban, chính phủ Karzai tiếp tục
xu hướng thận trọng hơn.
Các quốc gia Trugn Á phía Bắc và phía
Tây Afghanistan có được mối quan tâm tương tự từ các nhà hoạch định
chính sách và chiến lược của Ấn Độ, nhưng vài trong số các nước này cũng
có dầu mỏ và khí đốt, giúp thu được mối quan tâm lớn hơn của Ấn Độ trên
tư cách nguồn cung năng lượng. Ấn Độ mong muốn mở rộng ảnh hưởng ở các
nước này nhằm mục tiêu địa chính trị, vì Pakistan và nguồn cung năng
lượng.
Láng giềng Nam Á: ngưng chiến với Pakistan
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan vẫn là trung
tâm trong vị trí địa chính trị của Ấn Độ. Một trong những dấu mốc quan
trọng của chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ là xu hướng giữ nguyên biên
giới truyền thống với các nước láng giềng Nam Á. Do đó, việc xung đột
tiếp diễn giữa Pakistan và Ấn Độ vẫn là vấn đề trung tâm. Cách tiếp cận
của Ấn Độ trong quan hệ với Pakistan và với các láng giếng Nam Á khác
không giống như cách tiếp cận với Mỹ, châu Á và Trung Đông. Vấn đề căn
bản là liệu Ấn Độ có quyết định trở nên hiếu chiến hơn trong việc giải
quyết với Pakistan nhằm đạt được ưu thế lớn nhất trong nền chính trị thế
giới.
Hiện tại, quan hệ hai nước Ấn Độ -
Pakistan được xác lập tương đối tốt. Hiệp định ngừng bắn năm 2003 và
việc các quan chức, lãnh đạo hai nước tiếp tục đối thoại về vấn đề này
đã thúc đẩy quan hệ hai nước tốt đẹp hơn. Vấn đề nổi tiếng và cũng là
gai góc nhất chia cắt hai nước chính là xung đột ở Kashmir là chủ đề làm
việc của nhóm công tác... Ấn Độ không chỉ là một quốc gia rộng lớn và
hùng cường hơn, mà nước này còn là nước có vùng đất thuộc Kashmir gây
tranh cãi lớn nhất.
Trong quá khứ, hai nước đã từng nhiều
lần nỗ lực tìm hướng giải quyết nhưng không thànhc ông. Nhưng cam kết
của các nhà lãnh đạo tiếp tục đối thoại hòa bình hình nay và sự sẵn sàng
ngồi lại đàm phán của hai bên tạo cơ hội thuận lợi cho tiến trình này
trong tương lai. Bai chính phủ đã có trao đổi đoàn cấp cao, mở rộng quan
hệ giữa nhân dân với nhân dân, được đánh dấu bằng những quy định về
visa và việc khánh thành dịch vụ xe bus giữa hai bên của Kashmir. Hai
bên cũng mở rộng giao thương. Người ta đang trông mong vào sự sẵn sàng
trong việc đưa ra một giải pháp cho vấn đề khó khăn này, để đạt một nền
hòa bình vĩnh viễn.
Chính sách của Ấn Độ với phần còn lại
của khu vực cũng chuyển đổi theo hướng kinh tế. Vị trí ưu tiên của Ấn Độ
ở khu vực luôn là nhântố quan trọng trong tiếp cận của nước này ở khu
vực. Ấn Độ đang đối mặt với một số vấn đề từ tình hình an ninh khu vực
cũng như cách tiếp cận ở khu vực này, ưu tiên khu vực đang bắt đầu thay
đổi theo hướng vì lợi ích kinh tế. Một lần nữa, vị trí chiến lược trong
của nhu cầu năng lượng và quan hệ thương mại được khẳng định.
Ấn Độ với châu Âu, Nga và các nước đang phát triển
Hai trụ cột của chính sách đối ngoại
Ấn Độ trong chiến tranh Lạnh đã giảm vai trò. Nga trở thành người ủng hộ
ngoại giao thường xuyên nhất, đối tác thương mại chính, và nguồn cung
quân sự chủ yếu cho Ấn Độ trong vòng 4 thập kỷ.
Nga vẫn là nhà cung cấp lớn nhất trong
các thiết bị quân sự nhập khẩu của nước này. Mặc dù sự ủng hộ về ngoại
giao không lớn như trước kia, nhưng Nga chia sẻ với Ấn Độ lợi ích trong
việc xây dựng một thế giới dđ cực. Hiện nay, Nga không phải là nước cung
cấp năng lượng chính cho Ấn Độ nhưng có thể là thị trường năng lượng
lớn trong hai thập kỷ tới.
Ấn Độ vẫn duy trì được vai trò quan
trọng như người lãnh đạo của các nước đang phát triển, nhưng đã trở nên
giảm thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại hiện nay, nếu so với quan
hệ với Mỹ và các quốc gia châu Á khác.
Châu Âu được đánh giá cao trong tầm
nhìn địa chính trị của Ấn Độ ở hai điểm. Một là, châu Âu là đối tác
thương mại và đầu tư lớn, và là một nhân tố quan trọng trong thành công
kinh tế mà Ấn Độ hướng tới. Hai là, đối thoại chính trị với các nước
chính ở châu Âu rất quan trọng cho vai trò toàn cầu đang xây dựng của Ấn
Độ.
Ấn Độ có quan hệ tốt với tất cả các
quốc gia thành viên EU. Nước này đã ký Hiệp định bảo vệ đầu tư song
phương với 16 trong tổng số 25 thành viên EU. EU là điểm đến lớn nhất
của hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ chiếm hơn 24% tổng giá trị xuất khẩu
của nước này. Năm 2003, Ấn Độ là nhà xuất khẩu thứ 19 của EU và chiếm
1,35% tổng nhập khẩu của EU. Mặc khác, Ấn Độ là nhà nhập khẩu lớn thứ 16
của EU và chiếm 1,46% tổng giá trị xuất khẩu của khối. Ấn Độ và EU hợp
tác chặt chẽ trong chống khủng bố, cải cách LHQ, vấn đề chống phổ biến
vũ khí và các vấn đề chiến lược khác.
-
Phương Loan (tổng hợp)http://vietbao.vn/The-gioi/An-Do-Su-troi-day-cua-mot-cuong-quoc-moi/20712935/159/