Nguồn: (http://ceea.ier.edu.vn/hoat-dong-tu-van/cac-n-phm-ca-ceea/340-k-nng-gii-quyt-vn-#comments)Bài viết được trích từ Tài liệu "Những kỹ năng học tập cần thiết" do CEEA biên soạn, tháng 10/2010
Làm thế nào để giải quyết vấn đề thành công?
Trong
cuộc sống chúng ta, có rất nhiều vấn đề mà hàng ngày chúng ta phải đối
mặt, từ vấn đề nhỏ, đến các vấn đề lớn hơn, từ vấn đề cá nhân, đến vấn
đề của gia đình, xã hội. Trong học tập cũng vậy, có nhiều vấn đề mà bạn
phải giải quyết. Có bao giờ bạn cảm thấy mình ‘bất lực’ trước các vấn đề
đó chưa? Hay nói cách khác, bạn nghĩ thế nào về kỹ năng giải quyết vấn
đề của mình?
Để giúp
bạn ‘đánh giá’ kỹ năng giải quyết vấn đề của các bạn, chúng tôi xin giới
thiệu một bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây, lấy ý tưởng từ các bước giải
quyết vấn đề của Jeanne Sawyer:
BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHÔNG?
Hãy chọn câu trả lời phù hợp với:
a : Luôn luôn; b: Thường; c: Thỉnh thoảng; d: Ít khi; e: Không bao giờ
a : Luôn luôn; b: Thường; c: Thỉnh thoảng; d: Ít khi; e: Không bao giờ
Bạn có thể tham khảo đáp án ở cuối bài này.
Để giúp
bạn hiểu rõ hơn việc mình có phải là người giải quyết vấn đề tốt không,
hãy đọc một số lời khuyên dưới đây (phần lớn là từ Jeanne Sawyer) và đối
chiếu lại với các câu trả lời trên kia của bạn. Lúc đó, bạn sẽ hiểu
rằng mình cần phải làm gì để trở thành người có khả năng giải quyết vấn
đề tốt.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề thành công?
Một số lời khuyên dành cho bạn
1) Hãy
xác định vấn đề của mình là gì một cách rõ ràng. Hãy tự giải thích vấn
đề của mình, xem xét các biểu hiện của vấn đề, hoặc viết ra, mô tả một
cách rõ ràng. Ví dụ: Vấn đề của tôi là tôi không có khả năng tập trung,
mỗi lần nghe giáo viên giảng bài, tôi nhìn ra ngoài và nghĩ đến việc
khác.
2) Chỉ
tập trung vào những vấn đề quan trọng. Không phải vấn đề nào bạn cũng
cần phải giải quyết. Hãy đặt câu hỏi: nếu tôi không giải quyết vấn đề
này, điều gì sẽ xảy ra? Ví dụ, tôi có nên xin thầy/cô lên ngồi ở bàn đầu
hay không? Nếu không lên ngồi bàn đầu mà bạn vẫn học tốt, thì bạn không
cần lưu tâm đến vấn đề này, mà nên để thời gian và tâm trí vào những
vấn đề quan trọng hơn.
3) Kiểm
tra các thông tin. Hãy kiểm tra các thông tin có liên quan và đảm bảo
rằng chúng đáng tin cậy để đưa ra các giải pháp thích hợp. Ví dụ, người
ta thường cho những học sinh ngồi ở dãy bàn dưới lớp là học kém và hay
làm ồn, có đúng như vậy với lớp của bạn không?
4) Đánh
giá kết quả. Hãy trả lời câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta biết được rằng
vấn đề đã được giải quyết?’. Nếu bạn không trả lời được, bạn sẽ không
biết chắc chắn rằng vấn đề đã được giải quyết hay chưa. Ví dụ, bạn có
thể theo dõi lời giảng của thầy/cô trong suốt 30 phút chưa? Bạn có đặt
các câu hỏi cho thầy/cô về những gì bạn chưa hiểu? Bạn có trả lời được
các câu hỏi của thầy/cô sau tiết học?
5) Hãy sử
dụng các kỹ năng hỗ trợ khác. Để giải quyết vấn đề bạn cần sử dụng thêm
một số kỹ năng cần thiết khác: xác định vấn đề, lên kế hoạch, theo dõi
việc thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần thêm
sự hỗ trợ của người khác.
6) Tập
trung vào việc đưa ra giải pháp. Khi làm việc với các bạn khác cùng
nhóm, có vẻ như mỗi người đều mang đến nhóm các vấn đề của cá nhân mình.
Để giải quyết vấn đề mà nhóm cần thực hiện, hãy cùng các bạn của mình
tập trung vào việc xác định vấn đề chung mà nhóm đang làm, tìm kiếm các
giải pháp, không nên để các vấn đề cá nhân xen vào giữa.
7) Làm gì
cũng phải có mục tiêu. Hãy xác định điểm đến và cách thức để đạt được,
cũng như khoảng thời gian và nguồn lực để giải quyết vấn đề.
8) Giao
tiếp. Đừng để những người có liên quan đến vấn đề của bạn phải đoán mò.
Tâm lý con người chúng ta là ngại thông báo cho mọi người biết về tiến
độ công việc mà chúng ta đang thực hiện, đặc biệt là khi chúng ta chưa
làm được gì nhiều, hoặc chưa làm được gì. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện sự
chân thành của mình về những gì đang diễn ra, bạn sẽ được mọi người
thông cảm và hỗ trợ nhiều hơn.
9) Hãy
chọn các giải pháp hiệu quả - và thực hiện các giải pháp đến cùng. Bạn
cần xác định nguồn gốc của vấn đề mà bạn đang có, tuy nhiên, nếu bạn
không có giải pháp, vấn đề của bạn vẫn còn. Hãy đảm bảo rằng kế hoạch
giải quyết vấn đề của bạn được thực hiện và tránh bỏ dở mọi việc giữa
chừng.
10) Hãy
‘phòng’ hơn là ‘chống’. Mặc dù chúng ta ai cũng biết ‘chống’ mất nhiều
công sức và thời gian hơn ‘phòng’, nhưng không phải ai cũng biết cách
phòng. Tốt nhất là đừng để mọi việc đơn giản trở thành ‘vấn đề’ lớn. Hãy
chuẩn bị bài và cố gắng làm bài để đạt điểm tốt và tránh bị điểm xấu
hơn là cố gắng ‘gỡ’ điểm xấu do không chuẩn bị bài.
11) Hãy
can đảm nói “không” khi cần thiết. Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể giải
quyết vấn đề trong một khoảng thời gian quá ngắn hoặc trong điều kiện
quá khó, hãy lựa chọn giải pháp tốt nhất là dũng cảm nói ‘không’. Chấp
nhận giải quyết một vấn đề mà bạn tin rằng mình không thực hiện được có
nghĩa là bạn sẽ thất bại. Ví dụ: bạn muốn trở thành học sinh giỏi nhất
lớp trong học kì 1 trong khi thành tích học tập năm rồi của bạn chỉ là
học sinh trung bình. Hãy thực tế!
12) Hoàn
thành cam kết của mình. Hãy cố gắng làm những gì bạn đã hứa và đừng hứa
những gì bạn không thể làm. Hoàn thành cam kết của mình là một cách để
xây dựng lòng tin của bạn và của người khác đối với bản thân bạn.
13) Tập
trung vào việc chính, đừng để bị lôi kéo sang vấn đề khác. Hãy đảm bảo
rằng bạn đã giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn. Trong khi chuẩn bị cho
bài kiểm tra ngày mai, bạn bắt gặp một số bài học khác khá hay và dành
thời gian để đọc chúng mà quên mất là cần phải tập trung vào bài tập cho
ngày mai. Hãy dừng lại và ưu tiên cho vấn đề quan trọng hơn mà bạn đang
giải quyết.
14)Lên kế
hoạch cho việc giải quyết nếu đi chệch hướng. Khi bạn đã xác định điểm
đến, bạn cũng cần phải lường trước các trường hợp ‘trục trặc’ có thể xảy
ra và cách khắc phục chúng.
15) Ghi
nhận và cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn. Nếu muốn lần sau bạn vẫn còn
có thể nhận được sự giúp đỡ của ai đó, hãy cảm ơn và ghi nhận sự đóng
góp của họ. Đấy cũng là biểu hiện của phép lịch sự và lòng tôn trọng,
biết ơn sự giúp đỡ của người khác.
Đáp án:
- đa số câu trả lời là a và b: bạn là người có khả năng giải quyết vấn đề
- đa số câu trả lời là c và d: bạn là người chưa dứt khoát lắm trong việc giải quyết vấn đề
- đa số câu trả lời là e: bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết các vần đề.