Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

96. Những sự kiện quan trọng trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ (1900-2001)


Giới thiệu

Ngoại trưởng Condoleezza Rice

Vào những thời kỳ bình thường, khi những tư tưởng, những thể chế và liên minh hiện tồn tại đáp ứng được những thách thức của thời cuộc, thì mục đích của nghệ thuật lãnh đạo nhà nước là quản lý và duy trì trật tự quốc tế đã được xác lập. Song vào những thời kỳ có ý nghĩa đặc biệt, khi những biến đổi của lịch sử như mảnh đất đang dịch chuyển dưới chân chúng ta, thì mục đích của nghệ thuật lãnh đạo nhà nước là thay đổi thể chế và những mối quan hệ đối tác cho phù hợp để thực hiện những mục tiêu mới, trên cơ sở của những nguyên tắc bất biến.

Một trong những thời kỳ quan trọng như vậy đã bắt đầu vào năm 1945, trong đống đổ nát của một trong những “cơn hồng thủy” lớn nhất trong lịch sử loài người. Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã hoàn toàn phá vỡ hệ thống quốc tế cũ. Và thời kỳ đó đã trao vào tay một nhóm các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ - những cá nhân như Tổng thống Harry Truman, Ngoại trưởng George C. Marshall (1947-1949) và Dean Acheson (1949-1953), và Thượng nghị sĩ Athur Vandenberg - vai trò của những nhà kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

Giải pháp cho những vấn đề của quá khứ giờ đây có vẻ như đã hoàn toàn sáng rõ sau một nửa thế kỷ chậm trễ trong nhận thức. Song không có gì là rõ ràng đối với những người đã sống và làm việc tại thời điểm với những đổi thay chưa từng có tiền lệ đó.

Năm 1946, cuối cùng thì nỗ lực tái thiết nước Đức đã thất bại. Người Đức tiếp tục phải chịu đựng. Nhật Bản đã kiệt sức. Năm 1947, nội chiến diễn ra tại Hy Lạp. Năm 1948, Séc và Xlô-va-ki-a rơi vào tay của Chủ nghĩa Cộng sản sau một cuộc chính biến. Năm 1949, nước Đức bị chia cắt. Liên Xô đã cho nổ thử một quả bom hạt nhân, còn những người cộng sản đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến tại Trung Quốc. Năm 1950, một cuộc chiến tàn khốc đã nổ ra tại Bán đảo Triều Tiên.

Đây không chỉ là những bước lùi mang tính chiến thuật trên con đường hướng đến nền dân chủ phía trước. Khi mà Bức màn Sắt đã phủ xuống khắp châu Âu và Chiến tranh Lạnh bắt đầu định hình, thì người ta còn lâu mới biết được rằng tự do và mở cửa cuối cùng cũng sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo của thời kỳ đó đã thành công rực rỡ trong việc sáng lập các học thuyết, tạo lập được các liên minh và xây dựng được những thể chế bảo vệ tự do, ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô, Khối Hiệp ước Vác-xa-va và ý thức hệ Mác-xít–Lê-nin-nít.

Từ năm 1989 đến năm 1991, vào thời điểm cuối của Chiến tranh Lạnh, tôi có cơ hội làm chuyên gia về Liên Xô tại Nhà Trắng. Không có gì tốt hơn công việc đó. Tôi đã tham gia vào những sự kiện mà nhiều người nghĩ chắc sẽ không bao giờ diễn ra: giải phóng Đông Âu, thống nhất nước Đức, và bắt đầu sự sụp đổ một cách hòa bình của chính Liên bang Xô-viết. Những sự kiện có vẻ như là không thể diễn ra ấy, đã diễn ra nhanh chóng và chỉ vài ngày sau, chúng đã trở thành không thể tránh được. Đó là bản chất của những thời khắc đặc biệt. Và giờ đây, tôi nhận ra rằng, tôi đang được thu hoạch từ những quyết định đúng đắn đã được vạch ra từ những năm 1947, 1948 và 1949.

Chúng tôi xin mời quý vị suy ngẫm về những vấn đề này và những lựa chọn ngoại giao quan trọng khác đã xác định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Việc nhìn lại thời kỳ đặc biệt này có thể giúp chúng ta có được viễn cảnh về những thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày nay.

Tổng thống Bush và tôi đều tin rằng, chúng ta lại đang ở trong một thời khắc có ý nghĩa đặc biệt của lịch sử. Nguyên nhân sâu xa của các vụ tấn công ngày 11/9 chính là những biểu hiện bạo lực của ý thức hệ cực đoan trên quy mô toàn cầu, cái ý thức hệ bắt rễ từ sự đàn áp và nỗi thất vọng tại khu vực Trung Đông. Do đó, phản ứng của chúng ta cần phải mang tính nhìn xa trông rộng. Chúng ta cần phải cố gắng để xóa bỏ chính nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, thông qua việc giúp đỡ những người dân của khu vực bất ổn đó thay đổi cuộc đời và đất nước của chính họ.

Chúng ta biết rằng, con đường tới nền dân chủ là không dễ dàng. Lịch sử của chúng ta là lịch sử của những con người chưa hoàn thiện đã phấn đấu hàng thế kỷ để đạt tới lý tưởng cao cả của những nguyên tắc dân chủ. Khi nhìn sang những dân tộc khác, những người cũng đang phấn đấu vì lý tưởng này, chúng ta tôn trọng và tin tưởng rằng, họ cũng sẽ có thể đạt được nguyện vọng của mình.

Thật giống như việc các nhà kiến tạo của kỷ nguyên hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai đặt nền móng cho những gặt hái về dân chủ của hôm nay. Chúng ta đang đưa ra những quyết định sẽ có ảnh hưởng tới nhiều thập kỷ tới. Nếu chúng ta thành công, chúng ta sẽ chuyển lại cho những người tiếp bước chúng ta một nền tảng để xây dựng trên đó một thế giới của hy vọng, một thế giới mà trong đó hòa bình và tự do thống trị.
1. Hoa Kỳ gắn kết chặt chẽ với các quốc gia trên khắp toàn cầu

Walter Russell Mead, Scott Erwin và Eitan Goldstein

    Rõ ràng là một chủ nghĩa lý tưởng bền vững đã định hình bản chất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Nhưng đó chỉ là một phần của một quá trình năng động và phức tạp. Chủ nghĩa lý tưởng đó cần phải luôn luôn là đối trọng với những đòi hỏi chiến lược nhẫn tâm.

    WalterRussell Mead là chuyên gia cao cấp về chính sách đối ngoại của chương trình Henry A. Kissinger. Scott Erwin và Eitan Goldstein là các chuyên gia nghiên cứu tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại.

Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã viết rằng, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ được xác định bởi chính sự dao động giữa “chủ nghĩa lý tưởng thập tự chinh” và chủ nghĩa biệt lập hẹp hòi. Sự khác biệt quen thuộc giữa hai chủ nghĩa này - một quốc gia hoài công tấn công một kẻ thù ảo hay là vùi đầu xuống cát - cuối cùng sẽ làm mờ đi những chiều hướng đã dẫn lối cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Niềm tin rằng Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có sứ mệnh như một đầu tàu của quá trình mở rộng dân chủ, các thị trường tự do và sự tự do cá nhân đã trở thành một yếu tố mang tính ràng buộc trong cuộc chạm trán của Hoa Kỳ với thế giới. Tất nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã có bất đồng về những phương tiện để thúc đẩy những mục tiêu này, hay về khả năng của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng lên những thay đổi lớn như vậy. Song các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong cả hệ thống chính trị từ lâu đã cho rằng, thành công của kế hoạch lớn của Hoa Kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào những diễn biến của phần còn lại của thế giới.

Điều đó, như các Tổng thống Woodrow Wilson (1913-1921) và Theodore Roosevelt (1901-1909) đã chia sẻ những quan điểm với xu hướng mở rộng khá giống nhau về những lợi ích của Hoa Kỳ trên thế giới, và dễ thấy được qua sự tin tưởng rằng, những gì xảy đến với Hoa Kỳ có liên quan chặt chẽ đến bản chất và hành vi của các quốc gia trên toàn cầu, đã khẳng định cơ sở rộng lớn của quan điểm mang tầm thế giới đó. Trong khi Tổng thống Wilson lập luận rằng “cho dù có muốn hay không, chúng ta là những người tham gia vào đời sống của thế giới... Những gì ảnh hưởng đến nhân loại không thể không phải là công việc của chúng ta”.. thì suy nghĩ của Roosevelt về vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ cũng không kém về tầm mức nhìn xa “Có một điều gì đó như là đạo đức quốc tế. Tôi cho là vậy với tư cách là một người Mỹ... người cố gắng để phục vụ trung thành cho những lợi ích của quốc gia mình, song cũng là người cố gắng làm những gì mình có thể vì công lý và những đòi hỏi đúng đắn của toàn nhân loại, và do đó là người cảm thấy có nghĩa vụ phải phán xét tất cả các dân tộc khác về hành vi của họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Như vậy, rõ ràng là một chủ nghĩa lý tưởng bền vững đã định hình bản chất của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Nhưng đó chỉ là một phần của một quá trình năng động và phức tạp. Nó cần phải luôn luôn là đối trọng với những đòi hỏi chiến lược đã được trù tính trước. Roosevelt đã chứng minh cho những đòi hỏi cấp bách này và những giải pháp mang tính thỏa hiệp cần phải đi theo chúng khi thận trọng nói rằng: “khi phấn đấu vì một lý tưởng cao cả, chúng ta phải sử dụng những biện pháp thực tế; và nếu chúng ta không thể đạt được tất cả mục tiêu bằng một cú nhảy thì chúng ta phải tiến đến nó dần dần từng bước, một cách hợp lý, miễn là chúng ta thực sự đạt được những tiến bộ nào đó theo đúng hướng”. Do đó, thay vì sự xoay trở giữa chủ nghĩa biệt lập và can dự, hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ có thể được hiểu một cách tốt hơn là sự phản ánh của những căng thẳng liên tục giữa những lý tưởng và những lợi ích xung đột nhau.

Như vậy, ngoại giao Hoa Kỳ thế kỷ XX chủ yếu là câu chuyện về cách thức các nhà hoạch định chính sách cố gắng đạt được sự cân bằng hợp lý giữa các lợi ích và các lý tưởng. Về hành động làm cân bằng này, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã nhận xét một lần gần đây rằng: “Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ luôn luôn... mang đặc tính của chủ nghĩa lý tưởng... Nó không phải là sự cố gắng đạt tới bất kỳ giải pháp nào có thể, song nó thực hiện điều đó trong khuôn khổ của các nguyên tắc và giá trị. Vì vậy, trách nhiệm của tất cả chúng ta là thực hiện những chính sách có nguồn cội từ những giá trị đó và làm cho chúng vận hành trên cơ sở thường nhật, vì thế mà chúng ta luôn luôn tiến đến một mục tiêu nào đó... Đó là mối liên kết, mối liên kết chính sách hành động thường nhật giữa những lý tưởng đó và những kết quả từ chính sách”. Nhận xét về hướng tiếp cận “chủ nghĩa lý tưởng thực tế” của chính quyền, cũng rõ ràng như bất kỳ người tiền nhiệm nào của mình, Ngoại trưởng Rice đã nhận thấy điểm then chốt của những thách thức đối với sự tương tác của Hoa Kỳ với thế giới trong thế kỷ XX. Trong những thời điểm quan trọng của thế kỷ trước, sự xung đột giữa những lợi ích và lý tưởng của Hoa Kỳ rõ ràng đã giảm đi. Và trong những thời điểm này, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã cho thấy cả chủ nghĩa lạc quan không tưởng và chủ nghĩa thực dụng lạnh lùng, mà thường là diễn ra đồng thời.

Ngay chính cái tên Woodrow Wilson cũng đã trở nên đồng nghĩa với chủ nghĩa lý tưởng Mỹ. Quyết tâm của ông “làm cho thế giới an toàn hơn vì nền dân chủ” đã kích thích người dân Mỹ, mà trước nay từng là một dân tộc biệt lập, tham gia vào Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Chủ trương về quyền tự quyết của người từng là một giáo sư, đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người theo chủ nghĩa quốc gia trên toàn cầu và chính Wilson đã được coi gần như là một vị cứu tinh. Một phóng viên của tờ Washington Post đưa tin về cuộc nổi dậy của Ai Cập chống lại sự đô hộ của người Anh vào mùa xuân năm 1919, đã ghi nhận rằng, những người theo chủ nghĩa quốc gia của Ai Cập đã được “kích thích mạnh mẽ bởi lý tưởng của Wilson” và nhận xét rằng “khi những người nổi dậy tuần hành và làm náo loạn, họ đã hô vang những lời giáo huấn của Wilson”. Những người theo chủ nghĩa quốc gia của Ai Cập, viện dẫn những chủ trương của Wilson, đã khẩn thiết xin Thượng viện Mỹ ủng hộ sự độc lập của Ai Cập. Tuy nhiên, Wilson đã cự tuyệt những lời khẩn cầu của họ và khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với sự thống trị của Anh tại Ai Cập. Cho dù sự ủng hộ tự do của Hoa Kỳ trong và sau cuộc chiến chủ yếu chỉ là trên lời nói, song học thuyết của Wilson đã chứng minh vai trò chủ chốt của nó trong việc mở rộng dân chủ trong thế kỷ XX.

Tuy vậy, tư tưởng “thập tự chinh” của Wilson cũng đi đôi với chủ nghĩa hiện thực dứt khoát. Chẳng hạn như, trong khi lên án sự đối xử thô bạo những người Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Armenia, Wilson đã lớn tiếng yêu cầu tuyên chiến với những người Thổ Nhĩ Kỳ vì sợ rằng sự hiện diện của phái đoàn Hoa Kỳ ở Trung Đông có thể bị phương hại. Trên thực tế, sự miễn cưỡng của Hoa Kỳ trong việc triển khai quân đội Mỹ để giúp đỡ nhà nước Armenia non trẻ ra đời sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã góp phần vào sự sụp đổ nhanh chóng của Armenia. Những việc làm của Wilson đối với cuộc chiến đó cũng đi ngược lại bất kỳ gợi ý nào từ chủ nghĩa lý tưởng mơ mộng. Sức mạnh đầy đủ của cỗ máy chiến tranh của Armenia có vẻ như sắp được sinh ra, khi Tổng thống quả quyết cung cấp “lực lượng không hạn chế”. Như thế, trong sự tham gia của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, chúng ta thấy một chiến lược được sinh ra bởi sự kết hợp giữa những lợi ích được xác định trong phạm vi hẹp với những nguyên tắc bền vững của Hoa Kỳ.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai thậm chí còn chỉ ra một cách rõ ràng hơn sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và những đòi hỏi mang tính địa chính trị. Khoảng một năm sau trận oanh tạc của người Nhật vào Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (FDR) (1933-1945) đã có bài phát biểu nổi tiếng Bốn loại Tự do, trong đó, ông tuyên bố rằng, con người “ở tất cả mọi nơi trên thế giới” được quyền hưởng tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không bị thiếu thốn và không bị sợ hãi. Những nguyên tắc này đã trở thành lời kêu gọi tập hợp lực lượng của nước Mỹ khi bắt đầu tham gia Chiến tranh Thế giới Thứ hai và cung cấp cho những người dân Mỹ một khuôn khổ ý thức hệ để chiến đấu. Tuy nhiên, trong khi nghệ sĩ Norman Rockwell còn đang thể hiện tính bất tử của Bốn loại Tự do trong một loạt các bức tranh của mình trên tờ The Saturday Evening Post, thì Roosevelt lại đang đàm phán thiết lập mối quan hệ đối tác với Liên bang Xô-viết chuyên chế. Nước Nga của Josef Stalin, vẫn còn đang trong cuộc thanh trừng đẫm máu, đã cho thấy những cuộc thanh lọc và sự đói kém do nhà nước sắp đặt dành cho những sự tập hợp mới ở dạng mầm mống, của những liên minh chủ trương những nguyên tắc mà Roosevelt bảo vệ.

Tháng 7/1941, Roosevelt đã phái cố vấn tin cậy của mình Harry Hopkins, trong một chuyến công du dài và khó khăn tới nước Nga để đánh giá những cam kết và khả năng tiếp tục có thể là đối tác chiến lược của Stalin. Hopkins đã nhắc đến tình thế lưỡng nan về mặt ý thức hệ của việc liên minh với Liên Xô; ông báo cáo lên Roosevelt: chuyến thăm đã làm nổi rõ “sự khác biệt giữa nền dân chủ và sự độc tài”. Tổng thống đáp lại bằng cách viện trợ cho Liên Xô một triệu đô-la, khởi đầu của sự viện trợ ồ ạt của Mỹ sau này và đã hạ lệnh cho sản xuất hàng loạt các bộ phim tuyên truyền, được chiếu tại nước Mỹ mô tả Stalin như một người đúng đắn và đưa ra lý do bảo vệ cho tình trạng bạo lực quá mức tại Liên Xô. Mong muốn duy trì liên minh Mỹ-Xô của Tổng thống Roosevelt đã buộc ông phải thỏa hiệp trong một cam kết mang tính ràng buộc về ủng hộ quyền tự quyết ở nước ngoài. Đề cập đến việc những lợi ích chiến lược làm lu mờ những giá trị truyền thống của Mỹ, Tổng thống George W. Bush đã than trách rằng, ngoại giao của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã cố gắng “hy sinh tự do để đổi lấy sự ổn định”.

Tuy nhiên, sự thân thiết với Liên Xô của Roosevelt không có nghĩa là sự từ bỏ những lý tưởng của nước Mỹ. Cho dù Roosevelt có phải liên kết Hoa Kỳ với một chế độ bạo tàn, thì Tổng thống cũng đã nắm được cơ hội để thúc đẩy dân chủ và quyền tự quyết thông qua việc đặt nền tảng cho một trật tự quốc tế nhất quán với những lý tưởng của nước Mỹ. Điều gây nhiều thất vọng đối với các đồng minh châu Âu, Roosevelt là kẻ thù công khai của chủ nghĩa đế quốc và là người cố gắng đuổi người Anh và người Pháp ra khỏi những thuộc địa bao la của họ. Trong một buổi dạ tiệc với nhà lãnh đạo Ma-rốc trong thời gian Hội nghị Casablanca năm 1943, Roosevelt đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nền độc lập của Ma-rốc, trong khi Thủ tướng Anh Churchill ngồi ở phía bên kia của chiếc bàn, giận giữ và sợ hãi cho số phận của chính những thuộc địa của Anh. Thêm nữa, Roosevelt đã lên án sự thống trị của Anh ở Tây Phi và của Pháp ở Đông Dương là không nhất quán với những mục đích chiến tranh đã được tuyên bố của phe Đồng minh. Roosevelt cũng đã mong muốn sửa chữa lại những lỗi lầm của sự dàn xếp đã bị rạn nứt sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Ông đã hình dung về một tổ chức quốc tế có thể bảo đảm một cách hiệu quả an ninh tập thể và giúp xua tan viễn cảnh về một tai họa mang quy mô toàn cầu khác. Cho dù việc sáng lập ra Liên Hợp Quốc có rơi vào tay người kế nhiệm của ông, thì tiền thân của tổ chức này cũng đã phản ánh những tiên liệu của Roosevelt. Theo đó, trong thời gian Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Hoa Kỳ đã cho thấy sự khôn khéo trong việc liên minh với một nền độc tài áp bức, trong khi vẫn duy trì được những cam kết chiến lược rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy các giá trị Mỹ.

Ngay sau khi lên nắm giữ chức Tổng thống sau cái chết vốn không được chờ đợi của Tổng thống Roosevelt vào năm 1945, Harry Truman, người trước đây từng làm nghề bán quần áo, đã bị buộc phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Thoạt nhìn, Truman hầu như không có điểm gì tương tự với người tiền nhiệm tinh tế và quý phái của mình. Là sản phẩm của một cỗ máy phức tạp và lộn xộn là chính trị, đồng thời là một người tự học, Truman, giống như người tiền nhiệm Roosevelt của mình, đã thực hiện một chính sách là sự kết hợp của những lợi ích và lý tưởng của Hoa Kỳ. Trong cùng năm mà Truman chứng kiến sự hủy diệt chưa từng có đối với hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki, ông cũng đã đề cao việc soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc như là “một sự cảm ơn sâu sắc đối với Chúa Quyền năng”. Sự tán thành đầy nhiệt huyết của Tổng thống về một tổ chức “được xây dựng để cứu những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh” trên nền tảng của “cuộc chiến không thương xót” chống lại người Nhật Bản đã minh họa cho mối liên kết đặc trưng của chủ nghĩa lý tưởng cao vút với chủ nghĩa hiện thực tàn nhẫn – yếu tố đặc trưng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong thế kỷ XX.

Truman đã có khả năng kết hợp những lợi ích và lý tưởng Mỹ lại với nhau, hơn bất kỳ tổng thống nào trong thời gian Thế kỷ Mỹ. Kế hoạch Marshall, một chương trình cứu trợ ồ ạt dành cho châu Âu thời hậu chiến đang đầy rẫy khó khăn đã kích thích những nền kinh tế đang suy sụp của lục địa và ngăn chặn được bước tiến của những người cộng sản. Điểm nhấn vào doanh nghiệp tự do của chương trình đã phá hủy những rào cản kinh tế tại châu Âu, tạo ra sự hồi phục nhanh chóng và giúp đặt nền móng cho sự liên kết của châu Âu. Được Winston Churchill ca tụng là “hành động hào phóng nhất trong toàn bộ quá trình lịch sử được lưu lại”, may mắn là kế hoạch Marshall, dù chỉ là tạm thời, đã hòa giải được căng thẳng giữa những đòi hỏi về chiến lược với những giá trị lâu đời của nước Mỹ. Trong bốn thập kỷ tiếp theo của Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ hầu như không có được những thành công như vậy trong việc kết hợp giữa các nguyên tắc và tính thực tế, và khó hơn là với chủ nghĩa hiện thực lạnh lùng đang thắng thế.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết và thắng lợi rõ ràng của nền dân chủ tự do đã không báo trước sự kết thúc của cuộc xung đột giữa những lợi ích và lý tưởng của Hoa Kỳ. Mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong thập kỷ 1990 đã chứng minh sự căng thẳng không thể tránh khỏi này vẫn còn tồn tại. Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) nhậm chức khi quan hệ Mỹ-Trung đang tồi tệ sau vụ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan của chính quyền George H.W. Bush năm 1992. Lệnh cấm vận sau vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn và những lời kêu gọi có một lập trường cứng rắn hơn đối với tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn của Trung Quốc từ chính các thành viên của Đảng mình đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ đó, và đã buộc Tổng thống ký một sắc lệnh năm 1993 gắn những điều kiện về nhân quyền với việc gia hạn quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc. Với sự có mặt của Đạt Lai Lạt Ma và Chai Ling, một lãnh đạo của cuộc nổi dậy Thiên An Môn, trong lễ ký kết, George Mitchell, lãnh tụ phe đa số trong Thượng viện đã tuyên bố một cách thắng lợi là: “Lần đầu tiên sau những sự kiện ở Thiên An Môn, tức là gần bốn năm sau, chúng ta mới có một tổng thống sẵn lòng hành động nhằm mang lại một sự thay đổi tích cực”.

Chủ nghĩa lý tưởng cao cả đó đã nhanh chóng trở thành nạn nhân của một sự hội tụ của nhiều yếu tố - những lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, những áp lực từ Lầu Năm Góc trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đang lờ mờ hiện ra với việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và hàng loạt sự đối đầu gay gắt khác của công chúng đối với Bắc Kinh – làm Tổng thống Clinton phải đảo ngược chính sách đối ngoại của mình đối với Trung Quốc. Lập luận rằng, những lý tưởng của Hoa Kỳ có thể được thúc đẩy một cách tốt nhất thông qua việc gắn kết Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu, tổng thống đã thực hiện một chính sách cam kết và vào tháng 5/1994 đã tách rời địa vị thương mại của Trung Quốc với những thành tích về nhân quyền của quốc gia này. Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin biện minh cho điều này khi giải thích rằng, chính là vì lợi ích của Hoa Kỳ khi “giúp đẩy nhanh sự hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới… Chúng ta có bất đồng nghiêm trọng với Trung Quốc về nhân quyền, tự do tôn giáo, các vấn đề an ninh cũng như các vấn đề kinh tế… Vấn đề là, đâu là cách tốt nhất để thúc đẩy những lợi ích và niềm tin của chúng ta. Chúng ta tin rằng, quá trình cam kết là biện pháp hữu hiệu nhất để đạt được tiến bộ trong tất cả các vấn đề mà chúng ta đang có với Trung Quốc”. Vào mùa thu năm 1996, Tổng thống Clinton đã bắt đầu một chiến dịch kéo dài ba năm để bảo đảm cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Trung Quốc. Cuối cùng, nền kinh tế của Trung Quốc cũng hội nhập với kinh tế toàn cầu - thường được coi là thành tích lớn nhất của Clinton trong lĩnh vực đối ngoại - điều này không phải là không gặp khó khăn, song cũng biểu thị một thời điểm khác của sự xung đột giữa những lý tưởng và những lợi ích của Hoa Kỳ.

Bài phát biểu trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai của Tổng thống George W. Bush đã chỉ rõ mức độ mà sự căng thẳng từ lâu giữa những lý tưởng và lợi ích của Hoa Kỳ đã định hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như thế nào. Khi tuyên bố “lợi ích sống còn và niềm tin sâu sắc nhất của Hoa Kỳ giờ đây là một” thì tầm nhìn này của Tổng thống là hướng đến việc làm hài hòa một cách hiệu quả những lực lượng đang cạnh tranh nhau. Song cuộc xung đột giữa những giá trị và những đòi hỏi về chiến lược của Hoa Kỳ không phải bao giờ cũng sẵn sàng được giải quyết như vậy; tuy nhiên, đó chỉ là lời nói có tính chất hùng biện của Tổng thống. Những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ như Pakistan và A-rập Xê-út lại thường quản lý đất nước mình theo cách đi ngược lại những tư tưởng của Hoa Kỳ. Cũng giống như trong quá khứ, việc làm cân bằng giữa những lợi ích sống còn và sự chung thủy với những lý tưởng của Hoa Kỳ vẫn sẽ là những thách thức chính đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI.

2. Kênh đào Panama: Tuyến đường biển sống còn của thế giới

Khi tàu SS Ancon rong buồm qua eo đất Panama ngày 15/8/1914, nó đã khởi đầu cho sự biến đổi lục địa châu Mỹ và cho sự ra đời một con đường biển quan trọng của toàn thế giới. Sử gia người Mỹ David McCullough đã nói rằng, việc xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn có ý nghĩa hơn là một kỳ công to lớn chưa từng có của ngành xây dựng. Ông viết trong cuốn sách về kênh đào của mình, việc xây dựng kênh đào có tầm quan trọng lịch sử to lớn, không phải là không giống tầm quan trọng của một cuộc chiến, và nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn người, không phân biệt đẳng cấp, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch khác nhau.

David McCullough đã nói rằng, việc xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn có ý nghĩa hơn là một kỳ công to lớn chưa từng có của ngành xây dựng. Ông viết trong cuốn sách về kênh đào của mình, việc xây dựng kênh đào có tầm quan trọng lịch sử to lớn, không phải là không giống tầm quan trọng của một cuộc chiến, và nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn người, không phân biệt đẳng cấp, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch khác nhau.

David McCullough đã nói rằng, việc xây dựng kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương còn có ý nghĩa hơn là một kỳ công to lớn chưa từng có của ngành xây dựng. Ông viết trong cuốn sách về kênh đào của mình, việc xây dựng kênh đào có tầm quan trọng lịch sử to lớn, không phải là không giống tầm quan trọng của một cuộc chiến, và nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục ngàn người, không phân biệt đẳng cấp, thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch khác nhau.

Ý tưởng đầu tiên về kênh đào có từ đầu thế kỷ XVI khi Charles đệ ngũ, Hoàng đế của La Mã và là vua của Tây Ban Nha gợi ý rằng nó có thể làm ngắn quãng đường đi lại giữa Ecuador và Peru. Tuy nhiên, nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng kênh đào bắt đầu vào năm 1800 là của một công-xoóc-xi-om của người Pháp, một tập đoàn tương tự như tập đoàn được thành lập để xây dựng Kênh đào Suez. Nỗ lực này cuối cùng đã thất bại và Hoa Kỳ đã thế chỗ để hoàn thành việc xây dựng. Năm 1902, Thượng viện Mỹ đã xem xét ban hành một đạo luật về việc xây dựng một kênh đào tại Nicaragua, thay vì tại Panama. Song điều luật sửa đổi bổ sung của Thượng Nghị sĩ John Spooner đại diện cho bang Wisconsin đã dành thắng lợi tại Thượng viện. Hạ viện Mỹ đã nhanh chóng thông qua dự luật và Tổng thống Theodore Roosevelt (1901-1909) đã ký ban hành luật này. Sau nhiều vấn đề đáng kể trong việc đàm phán ký một hiệp ước với Colombia, khi đó đang kiểm soát Panama, Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã đạt được việc chấp thuận xây dựng kênh đào cùng với sự ra đời của Chính phủ Panama độc lập vào năm 1904.

Việc xây dựng kênh đào được hoàn thành năm 1914. Kênh đào dài khoảng 77 km (48 dặm) và bao gồm hai hồ nhân tạo, một vài mương nhân tạo và ba bộ van khóa. Ngoài ra còn có một hồ nhân tạo, hồ Alajuela, hoạt động như một hồ chứa nước cho kênh đào. Kênh đào này là một con đường chủ chốt cho hàng hải quốc tế, với hơn 14.000 tàu qua lại hàng năm, chuyên chở hơn 203 triệu tấn hàng hóa. Kênh đào có hình chữ S kết nối Vịnh Panama thuộc Thái Bình Dương với Biển Caribe và Đại Tây Dương.

Trong quá trình xây dựng, khoảng 27.500 công nhân đã chết trong số hơn 80.000 người được các công ty của Pháp và sau đó là của Mỹ thuê, mà cụ thể là do hai loại bệnh nhiệt đới - bệnh sốt rét và bệnh cúm vàng da. Các hoạt động của bác sĩ phẫu thuật phục vụ Lục quân Walter Reed đã dẫn tới việc tìm ra một loại vắc-xin cho bệnh cúm vàng da, mà cùng với các kỹ thuật y học phòng ngừa khác, đã loại trừ được căn bệnh này tại khu vực đó.

Giá trị chủ yếu của kênh đào là việc rút ngắn thời gian cần thiết để tới được đại dương này từ đại dương kia. Trước khi kênh đào được xây dựng, tàu thuyền từ New York tới San Francisco phải đi vòng quanh Mũi Horn ở cực Nam của lục địa châu Mỹ với khoảng cách khoảng 22.500 km (14.000 dặm). Ngày nay, khoảng cách đi lại từ New York tới San Francisco qua kênh đào chỉ còn 9.500 km (6.000 dặm).

Những cuộc đàm phán để dàn xếp những đòi hỏi từ phía Panama từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai rằng công bằng thì kênh đào thuộc về Panama đã bắt đầu năm 1974 và kết quả của nó là Hiệp ước Torrijos-Carter. Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) và Tổng thống Panama Omar Torrijos đã ký Hiệp ước này ngày 7/9/1977. Việc chuyển giao kênh đào đã được hoàn tất ngày 31/12/1999.

Những cuộc đàm phán để dàn xếp những đòi hỏi từ phía Panama từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai rằng công bằng thì kênh đào thuộc về Panama đã bắt đầu năm 1974 và kết quả của nó là Hiệp ước Torrijos-Carter. Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) và Tổng thống Panama Omar Torrijos đã ký Hiệp ước này ngày 7/9/1977. Việc chuyển giao kênh đào đã được hoàn tất ngày 31/12/1999.
Còn đối với người Mỹ, sau lần xuất hiện chưa vững vàng trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất với tư cách là một cường quốc quốc tế, cuối cùng họ đã xây dựng được các chính sách đối ngoại và một chiến lược lớn, mà như Vera Micheles Dean đã viết trong một cuốn sách xuất bản năm 1950 với tiêu đề Châu Âu và Hoa Kỳ, là “phù hợp với những trách nhiệm mới của họ với tư cách là nước chủ nợ lớn nhất, nước sản xuất lớn nhất và quốc gia tiêu thụ nhiều nhất của thế kỷ XX”. Họ cũng mang lại cho riêng mình một hình ảnh mới về nước Mỹ với tư cách là một cường quốc có thể kết hợp thành công sự lãnh đạo về quân sự, chính trị và kinh tế trên phạm vi quốc tế, một hình ảnh đã được sắp đặt từ trước để tái xuất hiện bất cứ khi nào các dân tộc từ bỏ chiến tranh và đau khổ để hướng tới một tương lai mới, nhiều hy vọng hơn.
3. Khủng hoảng kênh đào Su-ê: Cuộc khủng hoảng làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông

Peter L. Hahn

    Năm nay kỷ niệm 50 năm cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, khi một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực gần như đã nổ ra giữa Ai Cập, Ixraen, Anh và Pháp mà có thể đã lôi kéo cả Liên Xô và Mỹ tham gia. Tuy nhiên, thông qua nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cứu vãn một cuộc xung đột lớn hơn. Thế nhưng cuộc khủng hoảng cũng đã tác động tới tương lai của cán cân quyền lực ở Trung Đông.

    Peter L. Hahn là Giáo sư về lịch sử ngoại giao tại trường Đại học bang Ohio và hiện là Giám đốc Điều hành Hội các Sử gia về Quan hệ Đối ngoại của Mỹ. Ông chuyên về lịch sử ngoại giao Mỹ ở Trung Đông từ năm 1940.


Khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 là một sự kiện phức tạp, với nhiều nguyên nhân và để lại những hệ quả quan trọng cho lịch sử quốc tế của Trung Đông. Có thể tìm thấy nguồn gốc khủng hoảng trong cuộc xung đột Arập-Ixraen, cuộc xung đột đã lan ra cả khu vực vào cuối những năm 1940 và làn sóng phi thực dân hóa trên toàn cầu hồi giữa thế kỷ XX-nguyên nhân gây ra xung đột giữa các nước đế quốc và các dân tộc mới giành được độc lập. Trước khi chấm dứt, khủng hoảng Kênh đào Suez đã làm trầm trọng thêm xung đột Arập-Ixraen, xuýt nữa đã lôi kéo Liên Xô và Mỹ vào cuộc đọ sức cuối cùng, và giáng một đòn mạnh vào những tham vọng đế quốc của Anh và Pháp ở Trung Đông, đồng thời mở đường cho Mỹ đảm nhận một vị trí chính trị nổi bật ở khu vực.

Nguồn gốc xung đột

Khủng hoảng kênh đào Suez có nhiều nguyên nhân. Ai Cập và Ixraen vẫn đang trong tình trạng chiến tranh sau khi hiệp định đình chiến chấm dứt chiến sự thời kỳ 1948-1949. Nỗ lực của Liên Hợp Quốc và nhiều nước nhằm đạt được một hiệp ước hòa bình cuối cùng - đáng chú ý nhất là cái gọi là kế hoạch hòa bình Alpha do Mỹ và Anh thúc đẩy năm 1954-1955 - đã thất bại. Trong một bầu không khí căng thẳng, những cuộc đụng độ bạo lực dọc biên giới Ai Cập-Ixraen khiến cho chiến sự toàn diện có nguy cơ tái diễn vào tháng 8/1955 và 4/1956. Sau khi Ai Cập mua vũ khí của Liên Xô cuối năm 1955, áp lực gia tăng ở Ixraen nhằm phát động một cuộc tấn công phủ đầu để làm suy yếu Thủ tướng Ai Cập Gamal Abdel Nasser và triệt tiêu khả năng quân sự của Ai Cập trước khi nước này có thời gian để tiếp nhận vũ khí của Liên Xô.

Trong khi đó, Anh và Pháp đã mệt mỏi trước những thách thức từ phía Nasser đối với lợi ích đế quốc của họ tại vùng vịnh Địa Trung Hải. Anh coi chiến dịch của Nasser nhằm trục xuất lực lượng quân sự của Anh ra khỏi Ai Cập - được thực hiện theo một hiệp định năm 1954 - là một đòn giáng vào uy tín và khả năng quân sự của mình. Chiến dịch mở rộng ảnh hưởng ở Joóc-đa-ni, Siry và Irắc của Nasser làm người Anh tin rằng Nasser tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của họ trên toàn khu vực. Các quan chức Pháp thì tức giận trước những bằng chứng cho thấy Nasser ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay Pháp của quân phiến loạn Angiêri. Đầu năm 1956 các quan chức Anh, Pháp đã thỏa thuận một chính sách tối mật, mang mật mã Omega, nhằm cô lập và bao vây Nasser bằng một loạt biện pháp kinh tế và chính trị khôn khéo.

Khủng hoảng kênh đào Suez đã nổ ra vào tháng 7/1956 khi Nasser bị Mỹ và Anh từ chối trợ giúp kinh tế, ông đã trả đũa bằng việc quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez. Nasser đã chiếm giữ công ty do Anh và Pháp sở hữu để chứng tỏ sự độc lập đối với các cường quốc thực dân châu Âu, trả thù việc Mỹ-Anh từ chối viện trợ kinh tế và tịch thu lợi nhuận mà công ty này kiếm được ở Ai Cập. Hành động này đã gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài bốn tháng trong đó Anh và Pháp dần dần tập trung lực lượng quân sự trong khu vực và cảnh báo Nasser họ đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để thu hồi quyền sở hữu đối với công ty kênh đào trừ phi ông ta bớt độc đoán. Các quan chức Anh, Pháp ngầm hy vọng rằng, dù có hay không hành động quân sự từ phía họ, thì cuối cùng áp lực cũng sẽ buộc Nasser phải từ bỏ quyền lực.

Phản ứng của Mỹ

Tổng thống Dwight D. Eisenhower tiếp cận cuộc khủng hoảng kênh đào trên ba tiền đề cơ bản, có liên quan lẫn nhau. Thứ nhất, mặc dù thông cảm với mong muốn thu hồi công ty kênh đào của Anh và Pháp, nhưng ông không phủ nhận quyền nằm giữ công ty của Ai Cập vì nước này đã trả đầy đủ tiền đền bù theo luật quốc tế. Do vậy, Eisenhower tìm cách cứu vãn một cuộc đụng độ quân sự và giải quyết tranh chấp kênh đào bằng con đường ngoại giao trước khi Liên Xô lợi dụng tình hình để đạt được mục tiêu chính trị. Ông đã chỉ đạo Ngoại trưởng John Foster Dulles phải tháo ngòi nổ khủng hoảng bằng những điều kiện có thể chấp nhận được đối với Anh và Pháp thông qua các tuyên bố chung, đàm phán, hai hội nghị quốc tế tại Luân Đôn, thành lập Hiệp hội những nước sử dụng kênh đào Suez (SCUA), và những cuộc thảo luận tại Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10, những nỗ lực này không có kết quả, Anh và Pháp tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh.

Thứ hai, mục tiêu của Eisenhower là tránh làm cho những người Arập theo đường lối dân tộc chủ nghĩa trở nên xa cách và lôi kéo các chính khách Arập tham gia nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt khủng hoảng. Việc ông không chấp thuận Anh, Pháp sử dụng vũ lực chống Ai Cập một phần xuất phát từ nhận thức rằng việc Nasser nắm giữ công ty kênh đào được người dân Arập trong và ngoài nước ủng hộ rộng rãi. Thực vậy, uy tín của Nasser gia tăng trong các nước Arập đã làm hỏng nỗ lực của Eisenhower muốn cùng các nhà lãnh đạo Arập giải quyết cuộc khủng hoảng kênh đào. Các nhà lãnh đạo Arập-Xê-út và Irắc từ chối gợi ý của Mỹ muốn họ chỉ trích hành động của Nasser hoặc thách thức uy tín của ông ta.

Thứ ba, Eisenhower muốn Ixraen đứng ngoài cuộc tranh cãi về kênh đào vì sợ rằng các cuộc xung đột dễ bùng nổ giữa Ixraen-Ai Cập và Anh-Pháp-Ai Cập sẽ đốt cháy Trung Đông. Theo đó, Dulles không cho Ixraen có tiếng nói ở các hội nghị ngoại giao được triệu tập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng và ngăn chặn việc thảo luận sự bất bình của Ixraen về chính sách của Ai Cập trong quá trình diễn ra các sự kiện tại Liên Hợp Quốc. Thấy được thái độ hiếu chiến của Ixraen đối với Ai Cập trong tháng 8 và 9, Eisenhower đã thu xếp cung cấp vũ khí hạn chế từ Mỹ, Pháp và Canađa với hy vọng giảm bớt tình hình mất an ninh của Ixraen và từ đó cứu vãn một cuộc chiến tranh giữa Ai Cập và Ixraen.

Chiến sự nổ ra

Tháng 10, cuộc khủng hoảng diễn biến theo chiều hướng mới mà Mỹ hoàn toàn bất ngờ. Các quan chức Mỹ đã không hề biết rằng Pháp và Anh đã câu kết với Ixraen chuẩn bị một kế hoạch chi tiết nhằm phát động một cuộc chiến tranh phối hợp bí mật chống Ai Cập. Theo kế hoạch, Ixraen sẽ chiếm bán đảo Sinai, Anh và Pháp sẽ ra tối hậu thư yêu cầu Ai Cập và Ixraen rút quân khỏi khu vực Kênh đào Suez, và khi Nasser (được hy vọng là) bác bỏ tối hậu thư, các cường quốc châu Âu sẽ ném bom các sân bay của Ai Cập trong vòng 48 giờ, chiếm khu vực Kênh đào và lật đổ Nasser. Các quan chức Mỹ không tiên liệu được kế hoạch câu kết này, một phần là do họ bị xao lãng bởi nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh giữa Ixraen và Joóc-đa-ni cũng như tình trạng bạo loạn chống Liên Xô ở Hung-ga-ri, một phần là do họ bị cuốn hút vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang bị chậm chễ, và một phần là do tin vào lời bạn bè ở các chính phủ câu kết với nhau, những người đã trấn an họ rằng sẽ không có cuộc tấn công nào cả. Thế nhưng chiến tranh đã nổ ra ngày 29/10 khi Ixraen tấn công trực diện với các lực lượng của Ai Cập ở Sinai. Chỉ trong vài ngày lực lượng Ixraen đã tiến gần đến Kênh đào Suez.

Bất ngờ bởi chiến sự diễn ra, Eisenhower và Dulles đã có hàng loạt bước đi nhằm nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Vừa tức giận vì các đồng minh ở Luân Đôn và Pa-ri lừa gạt để cấu kết với nhau, Eisenhower vừa lo ngại rằng chiến tranh sẽ làm các nước Arập ngả theo Liên Xô. Để chấm dứt chiến sự ngay cả khi máy bay Anh và Pháp ném bom các mục tiêu ở Ai Cập, ông đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nước đã câu kết với nhau, đạt được một nghị quyết về ngừng bắn tại Liên Hợp Quốc, và thành lập một Lực Lượng Khẩn cấp của Liên Hợp Quốc để rút quân tham chiến ra khỏi cuộc xung đột. Tuy nhiên, trước khi Lực Lượng Khẩn cấp của Liên Hợp Quốc được triển khai, Anh và Pháp đã cho lính dù đổ bộ xuống Kênh đào Suez ngày 5/11.

Việc đổ bộ của quân Anh và Pháp đã đẩy cuộc khủng hoảng vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Liên Xô, trong âm mưu nhằm hướng dư luận khỏi sự đàn áp dã man của nước này đối với phong trào cách mạng ở Hung-ga-ri, đe dọa sẽ can thiệp vào chiến sự và thậm chí có thể trả đũa bằng việc tấn công Luân Đôn và Pa-ri bằng vũ khí nguyên tử. Nguồn tin tình báo cho biết quân Liên Xô tập trung ở Si-ri chuẩn bị can thiệp vào Ai Cập đã cảnh báo các quan chức Mỹ, những người nhận thấy rằng tình hình bạo động ở Hung-ga-ri khiến cho các nhà lãnh đạo Liên Xô dễ có hành vi bất ngờ. Rất thận trọng, Eisenhower đã cảnh báo Lầu năm góc chuẩn bị chiến tranh. Giao điểm giữa các cuộc xung đột Arập-Ixraen và phi thực dân hóa đã gây ra cuộc đối đầu Đông-Tây báo hiệu những điềm gở.

Bàng hoàng trước nguy cơ xung đột toàn cầu bất ngờ, Eisenhower nhanh chóng hành động để cứu vãn xung đột đó. Ông đã gây áp lực chính trị và tài chính lên các bên tham chiến, buộc họ phải chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn của Liên Hợp Quốc ngày 6/11, có hiệu lực ngay ngày hôm sau, và ủng hộ nỗ lực của các quan chức Liên Hợp Quốc khẩn trương triển khai Lực Lượng Khẩn cấp tới Ai Cập. Căng thẳng dần giảm bớt. Các lực lượng của Anh và Pháp rời khỏi Ai Cập vào tháng 12 và sau các cuộc đàm phán phức tạp, các lực lượng Ixraen rút khỏi Si-nai tháng 3/1957.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng

Mặc dù khủng hoảng Kênh đào Suez nhanh chóng bớt căng thẳng, nhưng nó đã tác động sâu sắc tới sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông và trách nhiệm mà Mỹ đảm nhận ở khu vực này. Cuộc khủng hoảng làm tổn hại nặng nề uy tín của Anh và Pháp trong các nước Arập, khiến quyền lực truyền thống của các cường quốc này ở khu vực suy giảm. Ngược lại, Nasser không chỉ vượt qua thử thách mà còn tăng thêm uy tín trong nhân dân Arập với tư cách một nhà lãnh đạo dám chống lại các đế chế châu Âu và vẫn tồn tại sau cuộc xâm lược quân sự của Ixraen. Những chế độ thân phương Tây còn lại trong khu vực có vẻ dễ bị tổn thương trước những cuộc nổi dậy theo tư tưởng Nasser. Mặc dù Nasser không cho thấy ông ta sẽ nhanh chóng trở thành một khách hàng của Liên Xô, nhưng các quan chức Mỹ sợ rằng mối đe dọa của Liên Xô đối với các đồng minh châu Âu đã cải thiện hình ảnh của Matxcơva trong các quốc gia Arập. Và trong tương lai gần triển vọng thúc đẩy hòa bình Arập-Ixraen dường như là con số không.

Để đối phó với những hậu quả này của Chiến tranh Suez, đầu năm 1957 Tổng thống đã tuyên bố Học thuyết Eisenhower, một chính sách an ninh khu vực lớn và mới. Được đề xuất vào tháng 1 và được Quốc hội thông qua tháng 3, học thuyết cam kết Mỹ sẽ đóng góp viện trợ kinh tế và quân sự, và nếu cần thiết sử dụng vũ lực để kiềm chế Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Đông. Để thực hiện kế hoạch này đặc phái viên của Tổng thống James P. Richards đã đi thị sát khu vực, phân phát hàng chục triệu đô-la viện trợ kinh tế và quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Irắc, Arập Xêút, Li-băng và Li-bi.

Mặc dù chưa bao giờ được chính thức viện dẫn, song Học thuyết Eisenhower đã định hướng cho chính sách đối ngoại Mỹ trong ba sự kiện. mùa xuân năm 1957, Tổng thống đã phân phát viện trợ kinh tế cho Joóc-đa-ni và đưa tàu hải quân Mỹ đến Đông Địa Trung Hải để giúp Vua Hussein trấn áp cuộc nổi dậy của các sĩ quan quân đội thân Ai Cập. Cuối năm 1957, Eisenhower khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thân thiện khác xâm nhập vào Si-ri, không cho chế độ cấp tiến ở đó củng cố quyền lực. Cuối cùng, khi cuộc cách mạng bạo động ở Bát-đa 7/1958 đe dọa châm ngòi những cuộc nổi dậy tương tự ở Li-băng và Joóc-đa-ni, Eisenhower đã ra lệnh cho binh lính Mỹ chiếm đóng Bêi-rút và chuyển viện trợ cho lực lượng của Anh đang chiếm đóng Joóc-đa-ni. Những biện pháp này - những biện pháp chưa có tiền lệ trong lịch sử chính sách của Mỹ ở các nước Arập - thể hiện rõ quyết tâm của Eisenhower đảm nhận trách nhiệm bảo vệ những lợi ích của phương Tây ở Trung Đông.

Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez là một sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ. Bằng việc đánh đổ những nhận định truyền thống ở phương Tây về sự bá chủ của Anh-Pháp ở Trung Đông, làm trầm trọng thêm những vấn đề của chủ nghĩa dân tộc cách mạng mà Nasser là hiện thân, làm gia tăng xung đột Arập-Ixraen, và đe dọa tạo cho Liên Xô cái cớ để thâm nhập vào khu vực này, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đã lôi kéo Mỹ can dự một cách thực chất, quan trọng và lâu dài ở Trung Đông.
4 Hội chợ Quốc tế Brúc-xen (Expo 1958)

Có lẽ triển lãm quốc tế nổi tiếng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là Hội chợ Quốc tế tại Brúc-xen năm 1958 (Expo'58). Là triển lãm đầu tiên được tổ chức sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nên nó có tầm quan trọng rộng lớn: chính phủ các nước đồng minh Tây Âu - Pháp và Anh - nhân cơ hội này thể hiện những thành công sau chiến tranh của họ, trong khi đó các nước phe Trục - Đức, Italia, Nhật - có cơ hội để tân trang lại hình ảnh quốc tế của mình. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong không khí vui nhộn chung của hội chợ lại là căng thẳng rõ ràng giữa Mỹ và Liên Xô. Hai nước đã dùng những gian hàng triển lãm để tăng cường các hệ thống chính trị đối nghịch của họ.

Chủ đề triển lãm của Mỹ là "Công việc chưa hoàn thành", đề cập đến những vấn đề xã hội của Mỹ, kể cả tình trạng phân biệt chủng tộc cùng với các chủ đề khác. Các nghị sĩ miền nam bất bình và cắt phần ngân sách còn lại dành cho triển lãm. Kết quả là số hiện vật trưng bày về khoa học của Mỹ đã bị giảm, và Nga giành lấy khoảng không gian mà Mỹ không sử dụng tới trong Phòng Triển lãm Khoa học Quốc tế, tận dụng hiệu quả không gian đó như một phòng trưng bày có tính chất tuyên truyền cho những tiến bộ về công nghệ của Liên Xô: chẳng hạn như sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Liên Xô, đối lập với việc Mỹ sử dụng sức mạnh hạt nhân để "hủy diệt loài người".

Trung tâm triển lãm của Liên Xô là mô hình các vệ tinh Sputnik mới được phóng, khởi xướng chương trình vũ trụ của Nga năm trước đó, trong đó có một chuyến bay có chở chú chó Laika. Mặc dù Mỹ đã phóng thành công vệ tinh Explore năm 1958, nhưng không có đồ tạo tác để trưng bày. Sputnik được mọi người tới xem triển lãm ưa thích, và Liên Xô đã tận dụng gian hàng triển lãm của họ - biểu hiện sức mạnh công nghệ của Chủ nghĩa Cộng sản - để thuyết phục những người dự hội chợ rằng một Liên bang Xô viết ưu việt hơn về khoa học và công nghệ sẽ nhanh chóng vượt Mỹ trong việc sản xuất hàng hóa vật chất. Mỹ đã chuẩn bị tốt hơn trong những hội chợ quốc tế sau đó.

Ngoài sự kình địch về văn hóa trong Chiến tranh Lạnh, cuộc triển lãm còn rất đáng chú ý vì có nhiều sản phẩm khoa học được trưng bày, trong đó có một bách khoa toàn thư âm thanh, một từ điển điện tử, pho-mát đã tiệt trùng, băng từ tính có khả năng truyền hàng triệu ký tự chỉ trong vài giây, và phân loại thư tự động có thể thực hiện một nghìn lần thao tác trong 15 phút. Bản thân Bỉ, nước tổ chức hội chợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng đã gây ấn tưởng đối với khán giả với một kiệt tác đó là tháp nguyên tử-một tòa nhà dành cho tương lai, nhấn mạnh khía cạnh tích cực của thời đại Nguyên tử - và sôcôla, sản xuất 5 tấn mỗi ngày trong thời gian diễn ra Triển lãm 1958.
 5. Nixon ở Trung Quốc: Bước ngoặt trong lịch sử thế giới

Warren I.Cohen

    Warren I. Cohen là Giáo sư Đại học Danh dự về Lịch sử và Giáo sư Nghiên cứu về tổng thống tại Đại học Maryland tại Baltimore. Ông cũng là học giả cao cấp của Chương trình châu Á tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson dành cho các Học giả tại Washington. Ông là sử gia chuyên nghiên cứu về quan hệ đối ngoại Mỹ và quan hệ của Mỹ với Đông Á, cũng như lịch sử Trung Quốc và khu vực.

    “Bất cứ một dân tộc nào trở nên ổn định và thịnh vượng, có khả năng gìn giữ hòa bình bên trong phạm vi biên giới quốc gia của mình và đủ mạnh để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, thì đó là sự thuận lợi chứ không phải là bất lợi đối với các dân tộc khác. Chúng tôi thực lòng hy vọng về sự tiến bộ của Trung Quốc, và bằng những hành động hợp pháp và hòa bình chúng ta sẽ phấn đấu để thúc đẩy tiến bộ đó”.
    --Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt phát biểu
    trước Đại diện của Trung Quốc Đồng Thiệu Nghĩa, tháng 12/1908


Chiến thắng năm 1949 của những người cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến đã tác động lớn tới nước Mỹ. Trong nửa đầu thế kỷ XX, các nhà hoạch định chính sách Mỹ, từ Tổng thống Theodore Roosevelt trở đi, đều ủng hộ sự xuất hiện của một nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng. Họ cho rằng Trung Quốc sẽ thân thiện với Mỹ. Người Mỹ đã nhìn lại thế kỷ của những công việc có ý nghĩa mà họ đã làm được ở Trung Quốc, chẳng hạn như việc xây dựng các trường cao đẳng Cơ đốc giáo-tiền thân của hệ thống giáo dục hiện đại của Trung Quốc, và tài trợ của Quỹ Rockefeller cho các chương trình tái thiết nông thôn và Trường Cao đẳng Y khoa Bắc Kinh, nơi các bác sĩ hàng đầu của Trung Quốc được đào tạo. Nhiều người Mỹ tin rằng đất nước họ đã ủng hộ sự nghiệp của Trung Quốc chống những kẻ đế quốc châu Âu và Nhật Bản, khởi đầu bằng “Những lá thư mở cửa” từ Washington gửi tới các cường quốc khi sự sống còn của Trung Quốc với tư cách một dân tộc bị đe dọa vào những năm 1899 và 1900. Và rõ ràng nhất là việc Mỹ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng Trung Quốc khỏi sự xâm lược của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Quan hệ Mỹ-Trung đổ vỡ

Thế nhưng, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) - tuyên bố thành lập ngày 1/10/1949 - lại không thân thiện với Mỹ, và ít có người Trung Quốc nào chia sẻ với người Mỹ về vai trò lịch sử của họ ở Trung Quốc. Nhà lãnh đạo mới của họ, Mao Trạch Đông, nghi ngờ ý đồ của Mỹ và tháng 6/1946 ông đã ra lệnh thực hiện chiến dịch bài Mỹ. Lực lượng của Mao Trạch Đông  đã sách nhiễu người Mỹ ở Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Mỹ đã bị cảnh sát Thượng Hải đánh đập. Tổng lãnh sự Mỹ ở Mukden bị quản thúc trong một năm liền. Tồi tệ nhất là sự kiện tháng 10/1950 khi quân cộng sản Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, chống lại các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo khi lực lượng này đang cố gắng đẩy lui cuộc xâm lược của Bắc Triều vào Nam Triều Tiên. Khi quân Mỹ và Trung Quốc giết lẫn nhau trên chiến trường với con số lên tới hàng chục nghìn quân, thì mọi ý nghĩ về việc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường giữa Bắc Kinh và Washington đã không còn nữa.

Hơn 20 năm sau, Mỹ và Trung Quốc vẫn coi nhau là kẻ thù. Mặc dù các nhà ngoại giao của họ thỉnh thoảng vẫn “vượt giới tuyến” trong các hội nghị quốc tế và đôi khi tiến hành đàm phán cấp đại sứ, nhưng không nước nào thể hiện sự quan tâm đến việc đạt được một thỏa hiệp. Người Mỹ tiếp tục công nhận Cộng hòa Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch - người bị đánh bại trên đại lục và sống sót trên đảo Đài Loan - là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Mao và những cộng sự của ông không ngừng lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ và từ chối thảo luận bất cứ vấn đề gì ngoại trừ việc Mỹ chấm dứt viện trợ cho Tưởng và bảo vệ Đài Loan.

Ở Mỹ, sự thù địch của Trung Quốc, làn sóng chống cộng trong nước gia tăng bởi Chiến tranh lạnh, và sự vận động của bè bạn là người Mỹ của Tưởng, tất cả đã ngăn không cho các nhà hoạch định chính sách trong những năm 1950 và 1960 tiếp cận Bắc Kinh. Thực vậy, Washington đã dùng ảnh hưởng của mình để Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không được vào Liên Hợp Quốc, ngay cả khi Tổng thống Dwight Esenhower thừa nhận rằng cô lập Trung Quốc là một sai lầm.

Tuy nhiên, giữa những năm 1960, nhận thức được sự chia rẽ Xô-Trung và cường độ chống cộng giảm do tan vỡ ảo tưởng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, dư luận Mỹ về quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi. Các nhà lãnh đạo quan trọng của chính phủ và giới học thuật lập luận ủng hộ cái mà họ cho là một chính sách thực tế hơn nếu chấp nhận chế độ Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc và tìm cách hợp tác với chính phủ đó. Họ nói về chính sách “ngăn chặn mà không cô lập”. Tuy nhiên, Chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson đã bị sa lầy ở Việt Nam và người Trung Quốc thì bị cuốn theo cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản. Vì vậy không có mối quan hệ mới nào được xác lập.

Căng thẳng giảm bớt

Richard Nixon, Phó Tổng thống dưới thời Ensenhower và là ứng cử viên tổng thống thất bại năm 1960, là một nhà lãnh đạo Mỹ nổi tiếng về chống cộng và thù địch với Trung Quốc. Năm 1968, ông được bầu làm Tổng thống Mỹ và khả năng giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc do vậy càng trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Thế nhưng Nixon đã nhất trí với những tính toán của các quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao cho rằng Trung Quốc có thể giúp Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và hỗ trợ nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại sức mạnh đang gia tăng của Liên Xô. Ông nhận thấy rằng tâm lý đã thay đổi của công chúng Mỹ, cộng với những thành tích chống cộng của bản thân, sẽ khiến ông có thể thỏa hiệp với Trung Quốc. Chầm chậm, cẩn thận, và không làm tổn hại tới an ninh của Mỹ, chính quyền Nixon đã bắn tín hiệu mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Chu Ân Lai, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, đã phấn đấu để đạt mục tiêu tương tự. Bằng chứng là ông đã mời đội tuyển bóng bàn Mỹ tới thăm Trung Quốc và liên lạc thông qua lãnh đạo của Pakistan. Dần dần ông đã thuyết phục được Mao Trạch Đông “đa nghi tào tháo” rằng Mỹ không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc và có thể có ích cho Bắc Kinh trong nỗ lực chống lại áp lực từ Liên Xô. Và bước đột phá lớn đã đến năm 1971.

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội tháng 2/1971, Nixon đã nói về sự cần thiết phải thiết lập đối thoại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông kêu gọi dành cho chính phủ Bắc Kinh một vị trí tại Liên Hợp Quốc mà không phải hy sinh vị trí của Cộng hòa Trung Hoa ở Đài Loan. Trước kia, việc Mỹ công nhận và ủng hộ chế độ của Tưởng là một trở ngại lớn đối với việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Trung Quốc của Mao. Cả Mao Trạch Đông lẫn Tưởng Giới Thạch đều khẳng định chỉ có thể có một nước Trung Quốc và sẽ chống lại nỗ lực của Mỹ muốn có hai nước Trung Quốc, một trong đại lục và một ở Đài Loan. Tuy nhiên, năm 1971 Nixon và Mao Trạch Đông nóng lòng muốn lợi dụng lẫn nhau và nhất trí với một phương thức thỏa hiệp "một Trung Quốc nhưng không phải bây giờ". Trên thực tế, với nhận thức về giá trị chiến lược của việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia của ông Henry Kissinger đã sẵn sàng đáp ứng Mao một nửa trên vấn đề này, vì tìm kiếm một đối tác trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô còn quan trọng hơn nhiều.

Tháng 7/1971, thế giới phát hiện ra rằng Kissinger mới từ Trung Quốc trở về sau một sứ mệnh bí mật. Nixon thông báo rằng ông, với tư cách Tổng thống Mỹ, đã nhận lời mời tới thăm Trung Quốc. Lần đầu tiên, vào tháng 8 và tháng 9, Mỹ ủng hộ ghế đại diện của Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng thời vẫn ủng hộ nỗ lực của Đài Bắc duy trì chiếc ghế riêng của mình. Đề nghị của Mỹ nhằm sắp xếp chỗ ngồi cho hai phái đoàn đã thất bại, và bị ảnh hưởng bởi quyết định của Kissinger chọn thời điểm đó để bay đến Bắc Kinh. Đề nghị của An-ba-ni nhằm để đại diện Bắc Kinh thay thế đại diện của Đài Bắc dễ dàng được chấp thuận. Đó là một trong những thất bại ngoại giao đau đớn mà Mỹ gặp phải. Washington đã tiến một bước gần hơn nữa tới chính sách một Trung Quốc.

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Tháng 2/1972, Nixon đã bay tới Trung Quốc, nơi ông được tiếp kiến Mao Trạch Đông. Khán giả truyền hình trên toàn thế giới sửng sốt theo dõi Nixon ngồi xem và vỗ tay nhiệt tình trước một điệu múa của Trung Quốc mang đậm màu sắc tuyên truyền cộng sản. Đó quả thực là một Nixon mới và một mối quan hệ mới với Trung Quốc.

Trong tuyên bố chung Trung-Mỹ đưa ra vào cuối tuần Nixon ở thăm Trung Quốc, rõ ràng là việc cùng nhau chống lại những người Xô Viết chính là điều đã đưa hai nước xích lại gần nhau. Phản đối "bá quyền" ở châu Á và Thái Bình Dương rõ ràng ám chỉ việc làm suy yếu ảnh hưởng của Mát-xcơ-va ở khu vực. Mặt khác, Đài Loan vẫn là trở ngại chính đối với việc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường và "bình thường hóa quan hệ". Người Mỹ thừa nhận việc Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng cũng tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết hòa bình vấn đề này. Trước yêu cầu của Trung Quốc đòi lực lượng Mỹ rút khỏi Đài Loan, Nixon đã cam kết Mỹ sẽ rút hết quân và hứa sẽ rút quân từ từ khi căng thẳng trong vùng (Việt Nam) giảm bớt. Đồng thời ông và Kissinger tìm cách loại bỏ nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng lực lượng Nhật Bản sẽ thay thế quân Mỹ trên đảo này. Tổng thống còn trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan độc lập và hứa sẽ thực hiện những bước đi mà người Trung Quốc mong muốn sau dự tính ông sẽ được tái đắc cử vào năm 1972.

Mỹ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan năm 1954. Các doanh nghiệp Mỹ có mối lợi hàng triệu đô-la trên đảo này. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Mỹ không sẵn sàng bỏ rơi người dân Đài Loan, bạn bè và đồng minh, cho những người cộng sản. Tuy nhiên, chính quyền Nixon đã sẵn sàng hủy bỏ hiệp ước phòng thủ với Đài Loan, cho rằng về ngắn hạn người dân đảo này sẽ tự bảo vệ được mình và về lâu dài họ sẽ tìm được một giải pháp hòa bình.

Bình thường hóa quan hệ

Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở "văn phòng liên lạc" ở thủ đô mỗi nước – chẳng khác gì các đại sứ quan ngoại trừ cái tên. Tuy nhiên, công việc bình thường hóa đã bị trì hoãn do vụ bê bối Watergate, buộc Nixon cuối cùng phải từ chức trong sự xấu hổ. Tuy nhiên, những người kế nhiệm ông cũng đã cam kết bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, và việc này đạt được đầu năm 1979. Trao đổi tình báo quân sự bí mật về  những động thái của Liên Xô, được Kissinger khởi động năm 1979, chưa bao giờ bị gián đoạn.

Việc Nixon cởi mở với Trung Quốc đã tạo ra biến chuyển quan trọng lớn lao trong cán cân quyền lực của Chiến tranh lạnh. Liên minh ngầm giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trực tiếp nhằm chống lại sức mạnh đang gia tăng rõ rệt của Liên Xô, khiến Trung Quốc bớt lo ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng từ Liên Xô và cho phép Mỹ tập trung sức mạnh quân sự ở châu Âu - trong khi những người Xô viết tiếp tục phải đương đầu với những kẻ thù ở cả Đông lẫn Tây và hiện đang cùng nhau hợp tác chống Mát-xcơ-va. Đó là một bước ngoặt lớn trong lịch sử thế giới và góp phần dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh. Năm 1979, Phó Tổng thống Mỹ Walter Mondale công du tới Bắc Kinh nơi ông đã nhắc lại những lời của Theodore Roosevelt năm 1908 để thể hiện niềm tin chắc chắn rằng một Trung Quốc hùng mạnh - và có lẽ thân thiện – là lợi ích của Mỹ.
6. Nền ngoại giao bóng bàn khai thông quan hệ Mỹ-Trung

    Khó có thể tin được các nhà ngoại giao đến chơi bóng bàn và thay đổi lịch sử bằng cách đó


Ngày 10/4/1971, chín cầu thủ Mỹ, bốn quan chức và hai người vợ và 10 nhà báo đi tháp tùng đã qua cây cầu từ Hồng Kông tiến vào Trung Quốc đại lục, mở ra thời đại "Ngoại giao Bóng bàn”. Chuyến đi kéo dài 8 ngày này thể hiện mong muốn chung là giảm bớt căng thẳng trước đó giữa Washington và Bắc Kinh.

Trong bữa tiệc chiêu đãi các vị khách Mỹ đang ở thăm tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Quý vị đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa nhân dân Mỹ và Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng bước khởi đầu mối quan hệ hữu nghị này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân hai nước chúng ta”.

Cùng ngày, ngày 14/4, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 20 năm chống Trung Quốc. Quan hệ Mỹ-Trung đã chấm dứt tháng 10/1949 khi các lực lượng cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã lật đổ chính phủ theo đường lối dân tộc của Tướng Tưởng Giới Thạch. Tưởng và chính phủ của ông ta đã tị nạn tại Đài Loan, và trong suốt 22 năm kể từ khi cộng sản tiếp quản, không một nhóm người Mỹ nào được phép ở Trung Quốc lục địa.

Hoàn toàn bất ngờ, vào ngày 6/4/1971 đội tuyển bóng bàn của Mỹ đang ở Nhật Bản tham gia Giải Vô địch Bóng bàn Thế giới lần thứ 31, được đội tuyển Trung Quốc mời sang thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngay với toàn bộ chi phí đã được trả.

Từ ngày 11/4 đến 17/4, đội tuyển Mỹ và Trung Quốc đã chơi các trận giao hữu, thăm Vạn Lý Trường Thành và Cung điện Mùa hè bên ngoài Bắc Kinh, gặp gỡ với sinh viên và công nhân Trung Quốc, và tham dự các sự kiện xã hội ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Một năm sau các tay vợt Trung Quốc đã sang thăm Mỹ, chơi hàng loạt trận đấu giao hữu thể hiện "tình hữu nghị là trên hết" trước những khán giả Mỹ đầy phấn khích.

Mỹ và Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành các cuộc đàm phán bí mật, vì hai bên đều muốn cải thiện quan hệ trong bối cảnh Liên Xô có thái độ hiếu chiến. Năm 1971 Cố vấn An ninh Quốc gia Henry A. Kissinger đã hai lần bí mật viếng thăm Trung Quốc để lập lại mối quan hệ hữu nghị và mùa hè năm đó, sau thiện chí được xây dựng nhờ ngoại giao bóng bàn, Tổng thống Richard M. Nixon cũng tuyên bố rằng ông sẽ tới thăm Trung Quốc năm sau để tiến hành các cuộc đàm phán chính thức nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Ngày 21/2/1972, Nixon trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc.
7. Kinh tế và thương mại: Một động lực trong quan hệ đối ngoại của Mỹ

Maarten L. Pereboom

    "Nổi lên với tư cách là nhà lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XX và trong khi chắc chắn tiếp tục theo đuổi những lợi ích kinh tế ở nước ngoài, Mỹ dựa trên những nền tảng thời kỳ Ánh sáng của mình và thúc đẩy những lý tưởng tự do, dân chủ và thị trường mở với niềm tin rằng 'những dân tộc tự do buôn bán tự do' sẽ đem lại sự cải thiện điều kiện của con người trên toàn thế giới”.

    Maarten L. Pereboom là Giáo sư Sử học và là Trưởng khoa Lịch sử tại trường Đại học Salisbury ở Maryland. Ông chuyên về lịch sử quan hệ đối ngoại Mỹ, Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Cuộc tàn sát người Do Thái và Chiến tranh Lạnh.


Trong số tất cả những nhân tố định hình quan hệ đối ngoại của Mỹ kể từ khi độc lập, tìm kiếm cơ hội kinh tế được cho là nhân tố quan trọng nhất. Lịch sử có xu hướng tập trung vào các sự kiện quân sự nổi bật, nền chính trị và ngoại giao xung quanh những sự kiện đó, thế nhưng, ngay từ những ngày đầu của nền cộng hòa "ngọn cờ luôn đi theo thương mại" khi người Mỹ tìm cách tiếp cận thị trường thế giới.

Nổi lên với tư cách là nhà lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XX và trong khi chắc chắn tiếp tục theo đuổi những lợi ích kinh tế ở nước ngoài, Mỹ dựa trên những nền tảng thời kỳ Ánh sáng của mình và thúc đẩy những lý tưởng tự do, dân chủ và thị trường mở với niềm tin rằng 'những dân tộc tự do buôn bán tự do' sẽ đem lại sự cải thiện điều kiện của con người trên toàn thế giới.

Mỹ đã giúp cứu thế giới thoát khỏi cái bóng phân biệt chủng tộc của nước Đức quốc xã và những thảm họa của cộng sản Xô Viết, thế nhưng những yêu cầu phức tạp đối với vai trò lãnh đạo thế giới cũng thách thức vai trò của kinh tế với tư cách là nhân tố chính định hình nên chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nhà sử học Bradford Perkins đã mô tả cuộc đấu tranh giành độc lập của nước Mỹ là ước muốn khôi phục lại quyền tự do, cả về chính trị lẫn kinh tế, mà người Anh ở Bắc Mỹ đã được hưởng nhờ sự "bỏ qua tốt bụng" dưới chế độ cai trị đế quốc trước năm 1750. Cuộc chiến giữa người Pháp và người da đỏ làm quyền lực của Pháp ở Bắc Mỹ bị xóa bỏ cũng khiến cho Quốc hội Anh phải dựa vào các thuộc địa nhờ trả giúp các khoản nợ. Việc đóng thuế của một Quốc hội mà trong đó các thuộc địa không hề có đại diện đã dẫn đến cuộc Chiến tranh giành Độc lập mà trong suốt cuộc chiến tranh đó người Mỹ luôn để ý tới những lợi ích kinh tế của mình.

Niềm tin vào thương mại tự do

Năm 1776, khi các thuộc địa nổi dậy cần phải có một đồng minh chính trị và quân sự để chống lại Anh, thì Hiệp ước Model của John Adams lại chỉ đề xuất phát triển quan hệ thương mại với Pháp, trong đó quốc tịch của các thương gia không quan trọng và quyền buôn bán tự do của mỗi nước sẽ được tôn trọng đầy đủ, ngay cả khi một trong hai nước muốn buôn bán với một nước đang có chiến sự với nước kia. Mặc dù hiệp ước đó chưa bao giờ có hiệu lực, những nó gìn giữ niềm tin xuất phát từ thời kỳ Ánh sáng rằng quan hệ thương mại tự do giữa các dân tộc tự do sẽ tạo ra một thế giới hòa bình và thịnh vượng.

Là một quốc gia độc lập, Hoa Kỳ theo đuổi cơ hội kinh tế trong một thế giới vẫn bị chi phối bởi những kẻ thù đế quốc châu Âu hung bạo. Việc Na-pô-lê-ôn rao bán lãnh thổ Louisiana rộng lớn với giá 15 triệu đô-la, để cung cấp tài chính cho những cuộc chiến tranh của chính nước Pháp, quả là sự may mắn chưa từng có. Thế nhưng chỉ vài năm sau, Hoa Kỳ đã cố gắng tác động tới cuộc xung đột đang diễn ra giữa Anh và Pháp bằng Đạo luật Cấm vận, tước bỏ lợi ích của các cường quốc đang tham chiến trong thương mại với Mỹ, nhưng đồng thời cũng tước bỏ của người Mỹ những lợi ích tương tự. Đó vẫn là một trong những sai lầm lớn trong lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ, góp phần dẫn đến một cuộc chiến tranh hầu như không có kết quả năm 1812 và kết thúc trong bế tắc năm 1815.

Mỹ đã tự tin hơn trong thế giới của những năm 1820 khi châu Âu sau Na-pô-lê-ôn bước vào thời kỳ hòa bình tương đối và phần lớn Trung và Nam Mỹ đã độc lập. Với Học thuyết Monroe năm 1823, Mỹ đã tuyên bố đóng cửa Tây bán cầu, không cho châu Âu mở rộng quá trình thuộc địa hóa hơn nữa.

Tuy nhiên, người châu Âu tiếp tục đầu tư vào châu Mỹ và những nguồn lực của Trung và Nam Mỹ cũng có sức hút mãnh liệt đối với Mỹ. Khi các công ty Mỹ phát triển các công ty khai thác mỏ và nông nghiệp, thì chính sách đối ngoại và lực lượng vũ trang Mỹ giúp đảm bảo rằng chính phủ địa phương sẽ thân thiện với sự hiện diện về kinh tế của họ ở đó.

Trong khi đó, bản thân nền cộng hòa đã được mở rộng đáng kể khi người Mỹ tiến về phía tây do được thôi thúc bởi những giấc mơ về cơ hội kinh tế và những lý tưởng về một "miền đất hứa". Để việc mở rộng trở nên khả thi, Chính phủ Mỹ đã xua đuổi người da đỏ, phát động chiến tranh với Mêhicô và đàm phán với Anh về việc mở rộng đường biên giới của Mỹ tới tận bờ biển Thái Bình Dương.

Thương mại bên kia Thái Bình Dương

Tuy nhiên, cuộc xung đột về chế độ nô lệ đã hạn chế việc mở rộng hơn nữa về phía Bắc hoặc Nam, và vào thời điểm khi Nội chiến kết thúc năm 1865, William Seward, Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln, đã đưa ra tầm nhìn về việc mở rộng hơn nữa nhưng bớt tập trung vào vấn đề lãnh thổ thay vào đó là mở rộng về thương mại. Bên kia Thái Bình Dương là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng ở châu Á. Mặc dù Alaska, được mua từ Nga năm 1867, bị coi là sự ngu xuẩn của Seward, nhưng việc giành được vùng đất này lại là một phần trong nỗ lực mang tính chiến lược và khôn ngoan nhằm thiết lập những tuyến đường buôn bán bảo đảm với vùng Viễn Đông. Vào cuối thế kỷ, các cường quốc đế quốc từ Anh tới Nhật Bản đều chú ý đến việc mở rộng thuộc địa ở Trung Quốc, thế nhưng Mỹ, với hy vọng ngăn chặn việc chia cắt Trung Quốc ra từng mảnh giống như "cuộc tranh cướp châu Phi" trong những năm 1880, đã thúc đẩy chính sách Mở cửa để duy trì sự tiếp cận đối với thị trường tiềm năng rộng lớn đó. Chính sách Mở cửa là sự duy trì ở một lãnh thổ nhất định các quyền thương mại và công nghiệp bình đẳng đối với công dân của tất cả các nước.

Trong khi chính sách đối ngoại tiếp tục thúc đẩy tiếp cận các thị trường thế giới thì tăng trưởng kinh tế có tính hiện tượng của Mỹ sau Nội chiến lại diễn ra trong phạm vi biên giới của mình. Những người như John D. Rockerfeller và Andrew Carnegie đã nắm được những vận may lớn về dầu và thép, họ nắm quyền điều hành việc củng cố và mở rộng những ngành công nghiệp này thành những công ty độc quyền hoặc gần như độc quyền. Tập đoàn, một phát minh của Mỹ, cho phép các công ty nắm những thị phần rất lớn và chuẩn bị cho quá trình toàn cầu hóa sức mạnh kinh tế Mỹ trong thế kỷ XX.

Theo nhà sử học Paul Kennedy, vào thời điểm nổ ra chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914, Mỹ là một siêu cường kinh tế, sản xuất 1/3 lượng hàng hóa của thế giới, so với 15% của Đức và 14% của Anh. Khi các cường quốc trung tâm Đức và Áo chuẩn bị chiến tranh với các cường quốc Đồng minh Anh, Pháp và Nga thì bên kia Đại Tây Dương, Mỹ tuyên bố chính sách trung lập "về tư duy và hành động”. Định nghĩa trung lập lặp lại Hiệp ước Model của Adams, đó là thương mại tự do không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chính trị. Thương mại với Đức giảm tới mức con số không do sự bao vây của Anh, nhưng Mỹ không gây hấn vì thương mại bùng nổ với các cường quốc Đồng minh đã bù đắp phần thương mại mất mát với Đức. Năm 1916, trợ giúp kinh tế của Mỹ cho các cường quốc Đồng minh về hàng hóa công nghiệp và dịch vụ tài chính đe dọa sự thất bại của Đức ở Mặt trận phía Tây, dù đã thắng Nga ở Mặt trận phía Đông. Thách thức định nghĩa trung lập của Mỹ, Đức đã ra lệnh cho tàu ngầm tấn công tàu bè của Mỹ. Tháng 4/1917 Mỹ tuyên bố chiến tranh, cùng với các cường quốc Đồng minh đánh bại Đức vào năm sau.

Đế chế không nước mắt

Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã tàn phá châu Âu, nhưng New York đã thay thế Luân Đôn trở thành trung tâm tài chính thế giới và nền kinh tế Mỹ bùng nổ khi các địch thủ xuyên Đại Tây Dương đang đánh lẫn nhau. Viễn cảnh của Tổng thống Woodrow Wilson về một thế giới hòa bình, dân chủ, thương mại tự do, thách thức trật tự cũ của các đế chế châu Âu cạnh tranh lẫn nhau, đã không thành hiện thực trong nền chính trị của thế giới sau chiến tranh, cả ở Mỹ lẫn ở nước ngoài. Nhà sử học Warren Cohen đã cho rằng, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Hoa Kỳ đã lựa chọn chính sách đối ngoại “đế chế không nước mắt”, tức là: thống trị các thị trường thế giới bằng việc hạn chế tối thiểu những cam kết chính trị và quân sự. Vào những năm 1930, các chính trị gia theo trường phái biệt lập đã coi việc can thiệp vào chiến tranh là một sai lầm được thúc đẩy bởi các nhà sản xuất vũ khí hám lợi từ việc buôn bán vũ khí, và Quốc hội Mỹ đã thông qua hàng loạt đạo luật trung lập nhằm đảm bảo rằng thương mại sẽ không kéo đất nước vào chiến tranh một lần nữa.

"Đế chế không nước mắt" gợi nhớ lại những tháng ngày thịnh vượng vô tư, vô lo thời thực dân dưới sự quản lý không quá sát sao của Anh. Thế nhưng sự phớt lờ tốt bụng ấy chẳng có ý nghĩa gì trong một thế giới mà ở đó những kẻ cực đoan sẵn sàng chiến đấu ở Đức và Nhật muốn thống trị. Vào cuối thế kỷ XVIII, Tổng thống George Washington đã cảnh báo nền cộng hòa non trẻ hãy tránh dính líu đến các đế chế châu Âu đang có chiến tranh, nhưng giờ đây khi Mỹ đã có sức mạnh, bắt nguồn từ sức mạnh kinh tế, để đảm bảo rằng những đế chế tham vọng đó sẽ không thể thách thức những lợi ích toàn cầu của mình. Bất chấp chủ nghĩa biệt lập kéo dài ở trong nước, tháng 1/1939 Tổng thống Franklin Roosevelt vẫn thông báo về một ngân sách quốc phòng lớn nhất trong thời bình. Tháng 3/1941, vài tháng trước khi quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ cam kết dùng sức mạnh kinh tế để đập tan các cường quốc phe Trục với Đạo Luật Lend-Lease. Vào mùa hè, tàu ngầm của Đức lại một lần nữa thách thức những lợi ích của Mỹ trong một cuộc chiến tranh không được tuyên bố trên Đại Tây Dương.

Các siêu cường nổi lên

Liên minh kỳ lạ giữa Mỹ, Anh và Liên Xô đã đánh bại các cường quốc phe Trục năm 1945. Những người Xô Viết có nhân lực và quyết tâm cần thiết để đẩy lui cuộc xâm lược lớn nhất trong lịch sử và đè bẹp quân Đức; Mỹ đã huy động hiệu quả nguồn nhân lực và kinh tế lớn lao để chiến thắng một cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử trên hai lục địa: Khi châu Âu suy yếu, hai nước này đã trở thành hai siêu cường của thế giới. Thế nhưng hai siêu cường lại đại diện cho các hệ thống kinh tế chính trị đối lập nhau, và việc phát triển vũ khí hạt nhân mang tính hủy diệt lớn của cả hai bên đã làm cho cuộc tranh giành trong Chiến tranh Lạnh kéo theo sau đó trở thành cuộc chiến một mất một còn.

Mối đe dọa Liên Xô đảm bảo rằng Mỹ sẽ không rút lui khỏi vai trò chính trị và quân sự toàn cầu. Kinh tế vẫn rất quan trọng. Trong một trong những sáng kiến cực kỳ sáng suốt trong lịch sử quan hệ đối ngoại Mỹ, trong giai đoạn 1948-1951 Mỹ đã cung cấp 12 tỉ đô-la viện trợ cho các nền kinh tế châu Âu thông qua Kế hoạch Marshall. Mỹ đã viện trợ cho các quốc gia rất cần sự giúp đỡ và giúp họ chống Chủ nghĩa Cộng sản. Thế nhưng tăng trưởng kinh tế mang tính hiện tượng đạt được ở Tây Âu cũng lại thúc đẩy thương mại thế giới, khiến cho hành động hào phóng này trở thành một sự đầu tư cực kỳ khôn ngoan. Với tư cách là người bảo vệ thị trường toàn cầu, nhìn chung Mỹ thúc đẩy các chính sách thương mại tự do để hỗ trợ thị trường đó, mặc dù điều đó không có nghĩa là người Mỹ và chính phủ của họ không phải chịu bất cứ rào cản nào của chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, nói chung thì nền chính trị Chiến tranh Lạnh có cuộc sống riêng của nó: Mặc dù mục tiêu của cuộc tranh giành này là nhằm duy trì hệ thống kinh tế toàn cầu, nhưng nó lại tạo ra sự hiện diện quân sự của Mỹ trên toàn thế giới và cái mà Tổng thống Eisenhower gọi là sự kết hợp quân sự-công nghiệp để hỗ trợ hệ thống kinh tế. Chẳng hạn như chính sách kiềm chế xác định Việt Nam là một con bài đô-mi-nô, việc Việt Nam ngả theo phe cộng sản sẽ gây ra phản ứng dây chuyền ở Đông Nam Á. Với chi phí khổng lồ cả về kinh tế lẫn nhân lực, nhưng nỗ lực xây dựng một nước Việt Nam phi cộng sản của Mỹ đã không thành công.

Những thách thức của Chiến tranh Lạnh cũng tạo ra áp lực kinh tế rất lớn đối với Liên Xô và các nước đồng minh của họ, và cuối cùng thì hệ thống cộng sản không thể tạo ra của cải cần thiết để duy trì sự cạnh tranh, nói gì đến việc bảo đảm những quyền cơ bản của người dân, đảm bảo môi trường an toàn và một mức sống hợp lý. Với sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản vào cuối những năm 1980, Mỹ nổi lên thành siêu cường duy nhất và hệ thống tư bản chủ nghĩa đã chiến thắng, mặc dù đã được điều chỉnh quy củ hơn so với thời của những ông “vua” bóc lột, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và nạn nhân. Theo tư tưởng gia có đầu óc chiến lược Francis Fukuyama, sự kết thúc cuộc đấu tranh đó không dẫn tới “sự cáo chung của lịch sử”, nhưng thế giới đương đại với bao phức tạp khó khăn lại một lần nữa thách thức người Mỹ, buộc họ phải xác định những lợi ích kinh tế và chính trị của dân tộc trong một bối cảnh toàn cầu, và rút kinh nghiệm từ quá khứ để xử lý hiện tại một cách hợp lý và đưa ra một viễn cảnh tương lai
8. Sau chiến tranh Lạnh

Walter Laqueur

    “Lịch sử cho thấy khủng bố chỉ có thể hoạt động ở những xã hội tự do, hoặc tương đối tự do. Còn ở nước Đức Quốc xã hay nước Nga dưới thời Stalin, hay thậm chí ở các chế độ độc tài bớt hà khắc hơn cũng không có khủng bố. Thế nhưng điều này có nghĩa là trong những bối cảnh nhất định, nếu khủng bố được phép hoạt động quá tự do và không chỉ còn là điều gây khó chịu, thì để chấm dứt nó chúng ta sẽ phải trả giá đắt vì hạn chế tự do và nhân quyền”.

    Walter Laqueur là đồng Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một trung tâm nghiên cứu công có trụ sở ở Washington. Ông là giáo sư tại Đại học Brandeis và Đại học Georgetown và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard, Đại học Chicago, Đại học Tel Aviv và Đại học Johns Hopkins.


Khi Chiến tranh Lạnh đi đến hồi kết năm 1989 với sự sụp đổ của Bức tường Béc-lin, khi các nước Đông Âu giành lại được độc lập, và cuối cùng khi Liên Xô tan rã, trên thế giới đã có cảm nhận phổ biến rằng cuối cùng thì nền hòa bình vĩnh cửu đã hạ cánh xuống trái đất. Nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh trong đó vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ được sử dụng đã tan biến. Một nhà khoa học chính trị hàng đầu đã viết một cuốn sách mang tựa đề Sự cáo chung của lịch sử, dĩ nhiên tiêu đề này không hàm ý lịch sử đã ngừng lại, mà tác giả muốn nói rằng những xung đột lớn, nghiêm trọng không còn nữa và rằng giờ đây chúng ta đã có sự nhất trí về những vấn đề cơ bản.

Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời, nhưng sự phấn khởi cũng chẳng được bao lâu. Những người hoài nghi (kể cả tác giả bài viết này) sợ rằng trên thế giới vẫn còn rất nhiều xung đột nhưng đã bị bao phủ và che lấp bởi Chiến tranh Lạnh. Nói cách khác, chừng nào sự đối đầu giữa hai khối còn tiếp tục, thì tất cả các dạng xung đột khác, mà có vẻ như là xung đột nhỏ ở thời điểm đó, sẽ không xuất hiện. Trái lại, chính Chiến tranh Lạnh đã có trách nhiệm duy trì trật tự nào đó trên thế giới; nó là một nhân tố ổn định.

Và cũng đúng khi nói rằng nguy cơ về một cuộc chiến tranh thế giới mới và khủng khiếp chắc chắn đã bị thổi phồng. Có nỗi khiếp sợ như nhau, có sự răn đe lẫn nhau - bởi có một kho vũ khí hủy diệt lớn. Và khi hai bên trong cuộc xung đột đều hành động một cách có lý trí, bởi vì họ biết hậu quả của cuộc chiến tranh đó sẽ như thế nào, thì hòa bình được duy trì.

Vậy răn đe lẫn nhau có còn hiệu lực không khi Chiến tranh Lạnh đã kết thúc? Hay thời đại mới sẽ dẫn đến tình trạng mất rật tự lớn? Chiến tranh Lạnh không làm chấm dứt việc phổ biến vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Nhưng chắc chắn nó làm chậm lại việc phổ biến vũ khí. Ngày nay điều đó không còn đúng nữa; giờ đây nguy cơ không chỉ là có thêm một vài nước có được những vũ khí này.

Mối đe dọa thực sự chính là việc một số nước có được những vũ khí này sẽ tạo ra một cuộc chạy đua theo họ, vì các nước láng giềng của họ sẽ cảm thấy ở vào thế bất lợi và bị đe dọa. Hơn thế nữa, liệu có thể cho rằng những nước có được vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ hành động có lý trí như hai bên trong Chiến tranh Lạnh đã hành động hay không? Hay là họ, do bị thúc đẩy bởi sự cuồng tín tôn giáo, dân tộc hoặc ý thức hệ, mà quên đi rủi ro có tính tự sát họ sẽ gặp phải nếu sử dụng những vũ khí đó? Hay có lẽ họ sẽ thuyết phục bản thân rằng họ có thể sử dụng những vũ khí này mà không phải chịu hình phạt nào để chống lại những kẻ thù và xóa sạch dấu vết của họ trong một cuộc chiến tranh được ủy nhiệm?

Tìm kiếm vai trò lãnh đạo

Đây là những vấn đề phức tạp nổi lên trong những năm gần đây và đang ngày càng trở nên gay gắt. Không có một nhà trung gian hòa giải nào, không có thứ quyền lực tối thượng nào có thể giải quyết được các xung đột. Liên Hợp Quốc lẽ ra đã phải thực hiện nhiệm vụ này. Thế nhưng họ chẳng thể làm gì hơn so với Hội Quốc Liên thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Liên Hợp Quốc bao gồm gần 200 quốc gia thành viên, cả lớn lẫn nhỏ, dân chủ lẫn độc tài, với đủ mọi sắc thái. Một số nước thì tôn trọng nhân quyền; các nước khác thì không. Họ có những lợi ích xung đột nhau; họ thiếu khả năng quân sự để can thiệp trong một trường hợp khẩn cấp. Đôi khi họ có thể giúp các cuộc đàm phán đi tới thỏa thuận, nhưng họ chẳng có sức mạnh gì nếu ngoại giao sụp đổ.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ nổi lên là siêu cường duy nhất và điều này liên quan tới những trách nhiệm to lớn đối với hòa bình thế giới. Không có nước nào khác ở vào địa vị tương tự để đối phó với những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới, chứ không chỉ an ninh cho cho bản thân. Tuy nhiên, ngay cả một siêu cường cũng không phải là quyền năng vô biên; khả năng thực hiện nghĩa vụ quốc tế của siêu cường cũng có hạn. Siêu cường không thể và cũng không nên hành động một mình, mà phải là người lãnh đạo trong hành động quốc tế, vừa thông qua thuyết phục vừa gây áp lực nếu cần thiết.

Tuy nhiên, các siêu cường không bao giờ được ưa chuộng. Điều này luôn đúng kể từ thời Đế chế La Mã, và tất cả các đế chế khác trước và sau đó. Không chỉ những nước láng giềng, mà cả những nước yếu hơn đều lo sợ và nghi ngờ. Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan không lối thoát. Ngay cả khi họ cư xử một cách tử tế và có lý có tình, vẫn luôn có sự lo sợ rằng hành động và cách cư xử của họ bỗng chốc có thể thay đổi. Các dân tộc nhỏ hơn có xu hướng tập hợp lại với nhau để chống lại nước lãnh đạo. Sẽ rất khó nếu siêu cường thử cố gắng, vì không có loại thần dược nào giúp giành được sự ưa chuộng, ngoại trừ là từ bỏ quyền lực. Một khi họ không còn mạnh, thì cơ hội trở nên được ưa chuộng hơn gia tăng rất nhiều. Thế nhưng hầu như không có siêu cường nào trong lịch sử lại chọn cách này.

Với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, những trung tâm quyền lực mới đã nổi lên, trên tất cả là Trung Quốc và Ấn Độ. Họ đã đạt được những tiến bộ kinh tế ngoạn mục, mà chỉ một thập kỷ trước đây thôi hầu như người ta không dám nghĩ đến. Tuy nhiên, cho đến nay những quốc gia này không cho thấy họ có mong muốn đóng vai trò trong nền chính trị thế giới tương xứng với sức mạnh kinh tế của họ. Họ đang là những cường quốc lớn ở khu vực, và đến đúng thời điểm, họ chắc chắn sẽ còn mạnh hơn thế nữa. Nhưng có lẽ phải mất nhiều năm nữa, còn trong lúc này họ không hề sốt sắng chia sẻ trách nhiệm gìn giữ trật tự thế giới.

Trong một khoảng thời gian sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có vẻ như châu Âu có thể đóng vai trò đó cùng với Mỹ, nếu không muốn nói là liên kết chặt chẽ với Mỹ. Đã có một số nhà quan sát bối cảnh chính trị khẳng định rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Âu, chủ yếu là vì mô hình châu Âu rất hấp dẫn và phần còn lại của thế giới sẽ đi theo mô hình đó. Đây là ý tưởng về châu Âu với tư cách là một siêu cường dân sự và có đạo lý.

Tuy nhiên gần đây, những tiếng nói lạc quan này đã dần bớt đi. Đúng như vậy, châu Âu có rất điều có thể đóng góp cho phần còn lại của thế giới, và phong trào tiến tới thống nhất châu Âu sau năm 1948 là một thành công lớn. Thế nhưng phong trào này đã hết năng lượng ngay khi Thị trường chung châu Âu được hình thành, và thậm chí nền kinh tế vận hành không tốt như đã từng được hy vọng; mức tăng trưởng không đủ để cung cấp tài chính cho nhà nước phúc lợi - một niềm tự hào của châu lục. Nhiều thành viên mới đã tham gia Liên minh châu Âu, thế nhưng một chính sách đối ngoại châu Âu cũng không có, nói gì đến khả năng quân sự.

Trong suốt nhiều năm qua, NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương) đã làm lá chắn cho châu Âu và nó sẽ tiếp tục nhiệm vụ đó. Đã có những quan điểm cho rằng ít nhất NATO đã mất đi phần nào lý do để tồn tại, đơn giản là vì mối đe dọa khiến liên minh được ra đời lúc đầu đã biến mất. Tuy nhiên, nếu những mối đe dọa cũ biến mất, thì những mối đe dọa mới lại thay thế chúng.

Lập luận của những người hoài nghi về NATO có lẽ đã mạnh hơn nếu họ nỗ lực thành lập một tổ chức phòng thủ của riêng họ, nhưng họ đã không làm được điều đó. Tất cả những vấn đề này, cùng với điểm yếu về nhân khẩu học của châu Âu - sự co lại và già cỗi của lục địa này - là những dấu hiệu của sự yếu kém. Những sáng kiến ngoại giao độc lập, chẳng hạn như ở Trung Đông, đã không thành công, và khi một cuộc nội chiến đẫm máu xảy ra ngay cửa ngõ Ban-căng thì NATO đã không thể giải quyết được nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Thời đại một siêu cường có đạo lý, dẫu là một lý tưởng đáng mong muốn, rõ ràng là vẫn chưa tới.

Hầu như không có ai lập luận rằng đã đến lúc giải tán cảnh sát và các lực lượng an ninh khác ở trong nước. Tuy nhiên, nhiều người đã hành động như thể ở cấp độ quốc tế chúng ta không cần đến các lực lượng gìn giữ trật tự, ngay cả ở thời điểm khi mà những nguy cơ như vũ khí hủy diệt hàng loạt hiển hiện rõ hơn bao giờ hết, khi mà thiệt hại và thương vong do những vũ khí đó gây ra có thể lớn hơn rất nhiều so với ở bất cứ thời điểm nào trong quá khứ.

Căng thẳng và khủng bố

Có rất ít người tình nguyện làm cảnh sát thế giới - phải thừa nhận rằng đó không phải là một công việc hấp dẫn, vì không được trả lương và không được người khác biết ơn. Có lẽ nó chẳng cần thiết, có lẽ trật tự quốc tế bằng cách nào đó sẽ tự bảo vệ chính nó.

Điều đó là có thể, nhưng nếu chúng ta nhìn toàn cảnh thế giới thì không có nhiều lý do để quá lạc quan. Nga vẫn chưa chấp nhận địa vị mới của nước này trên thế giới; vì theo lẽ tự nhiên vẫn có sự phẫn uất khi đế chế mất đi. Có khuynh hướng mạnh mẽ đổ tất cả trách nhiệm cho các nhân tố bên ngoài, và một số người đang mơ ước khôi phục lại sức mạnh và chiến thắng cũ.

Có châu Phi, với hàng triệu nạn nhân của các cuộc nội chiến thảm khốc mà cộng đồng quốc tế đã không ngăn chặn được. Trên tất cả là Trung Đông với nhiều căng thẳng và khủng bố, cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Khủng bố không phải là hiện tượng mới trong biên niên sử của nhân loại; nó có từ lâu lắm rồi. Nó đã xuất hiện dưới nhiều hình thức và vỏ bọc, chủ nghĩa dân tộc-ly khai, được thúc đẩy bởi phe cực tả hoặc cánh hữu cấp tiến. Tuy nhiên, khủng bố thời hiện đại, được châm ngòi bởi sự cuồng tín tôn giáo và dân tộc, hoạt động ở các quốc gia thất bại, và đôi khi còn được các chính phủ phát động, cung cấp tài chính và lũng đoạn, trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Đã và đang có nhiều quan niệm sai lầm về nguồn gốc của khủng bố. Người ta thường cho rằng nghèo đói và sự áp bức là những nguyên nhân chính. Xóa đói nghèo và áp bức, khủng bố sẽ biến mất. Thế nhưng, khủng bố lại không xuất hiện ở những quốc gia nghèo nhất, và các cuộc xung đột sắc tộc không phải dễ dàng mà giải quyết được; điều gì sẽ xảy ra nếu hai nhóm cùng đòi chung một lãnh thổ và không sẵn sàng thỏa hiệp?

Lẽ dĩ nhiên, nguy hiểm thực sự không phải là chiến thắng của khủng bố. Lịch sử cho thấy khủng bố chỉ có thể hoạt động ở những xã hội tự do, hoặc tương đối tự do. Còn ở nước Đức Quốc xã hay nước Nga dưới thới Stalin, hay thậm chí ở các chế độ độc tài bớt hà khắc hơn, không có khủng bố. Thế nhưng điều này có nghĩa là trong những bối cảnh nhất định, nếu khủng bố được phép hoạt động quá tự do và không chỉ còn là vấn đề khó chịu, thì để chấm dứt khủng bố chúng ta sẽ phải trả giá đắt vì phải hạn chế tự do và nhân quyền. Đương nhiên, các xã hội tự do không muốn phải trả cái giá đó. Đây là một trong những tình thế tiến thoái lưỡng nan lớn trong thời đại của chúng ta và cho đến nay không ai tìm ra được một con đường không đau đớn để giải quyết nó

9. Kế hoạch Marshall - Câu chuyện qua những bức tranh

Một em gái nhỏ tại một hội chợ mùa xuân ở Viên, Áo năm 1951, đang cầm trong tay một chùm bóng bay bơm hidrô quảng cáo cho kế hoạch Marshall. Hô vang khẩu hiệu "Hòa bình, Tự do và Phúc lợi" bằng tiếng Đức, những du khách tại hội chợ đã thả những chùm bóng bay lên không trung, mang theo những tấm bưu thiếp bày tỏ hy vọng "một ngày nào đó hàng hóa và sản phẩm sẽ tự do trung chuyển qua các quốc gia của một châu Âu thống nhất và thịnh vượng" để tràn vào khối Đông Âu. Bóng bay là một trong nhiều hình thức tuyên truyền mà Mỹ và các nước đồng minh cố gắng đối phó với sự tuyên truyền tiêu cực của Liên Xô chống lại công cuộc tái thiết và kế hoạch phát triển kinh tế. (AP/WWP)
 Bản đồ này mô tả các quốc gia tham gia vào kế hoạch Marshall ở Tây Âu. Trong khi Liên Xô ngăn cản không cho các quốc gia Đông Âu tham gia, thì hầu hết các nước Tây Âu đều tham gia Chương trình Phục hồi Kinh tế châu Âu ngay từ thời điểm bắt đầu tháng 6/1948. Tây Đức tham gia một năm sau đó khi nước này giành lại được một phần quyền tự quản.
Một chiếc xe jeep mang theo khẩu hiệu "sức mạnh của thế giới tự do" đang được dỡ xuống tại cảng Baltimore năm 1951 để phục vụ kế hoạch Marshall.
Đại sứ Mỹ tại Pháp Jeferson Caffery, phát biểu tại Bordeaux nhân dịp chuyến hàng viện trợ đầu tiên được chuyển tới Pháp theo kế hoạch Marshall ngày 10/5/1948.
 
Với sự giúp đỡ của Kế hoạch Marshall, Hy Lạp thúc đẩy việc khai thác các mỏ bô-xít nhằm cung cấp nguyên liệu thô cho sản xuất nhôm ở châu Âu và dự trữ như một phần trong công cuộc tái thiết và phục hồi kinh tế châu Âu.
Các công nhân làm đường Hà Lan nghỉ giải lao sau khi mải miết làm công việc cải tạo đất. Ở Hà Lan, tài trợ từ kế hoạch Marshall giúp cải tạo những vùng đất bị Chiến tranh Thế giới Thứ hai tàn phá và xây dựng những con đường quan trọng để chuyển hàng cứu trợ đi khắp châu Âu.
Một dự án nhà ở công cộng đang được thực hiện ở Matera, Italia, do Chính phủ Italia
10. Chiến tranh lạnh: Một cuộc kiểm tra đối với sức mạnh và sự thử thách đối với các ý tưởng của Hoa Kỳ


Michael J. Friedman


    Chiến tranh Lạnh trước hết là cuộc chiến tranh của các tư tưởng, một cuộc đấu tranh về các nguyên tắc tổ chức xã hội loài người, một cuộc đua tranh giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tập thể cưỡng ép. Đối với Hoa Kỳ, Chiến tranh Lạnh là cam kết thực sự bền vững đầu tiên của đất nước trong Nền Chính trị Cường quốc, và nó đòi hỏi người dân Mỹ phải để cho những xung lực trái ngược nhau của họ đối mặt với thế giới bên ngoài: mong muốn tồn tại biệt lập và mong muốn bảo vệ tự do cho những dân tộc khác – vì sự thúc đẩy của cả chủ nghĩa vị tha lẫn tư tưởng tư lợi.


    Michael Jay Friedman viết bài cho bản tin Washington File của Bộ Ngoại giao Mỹ và là nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao.


Chiến tranh Lạnh được cho là bắt đầu năm 1917 với sự nổi lên của nước Nga như là một thể chế Bôn-sê-vích cách mạng, mong muốn mở rộng Chủ nghĩa Cộng sản sang khắp thế giới các nước công nghiệp. Đối với Lê-nin, lãnh tụ của cuộc cách mạng đó, việc đạt được mục tiêu đó là rất cần thiết. Trong Thư Ngỏ tháng 8/1918 gửi những người lao động Mỹ, ông viết: “Cũng như trước kia, giờ đây, chúng ta đang ở trong một pháo đài bị bao vây, đang chờ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đến giải thoát chúng ta”.


Các chính phủ phương Tây thường hiểu Chủ nghĩa Cộng sản như một phong trào quốc tế bao gồm những đảng viên nguyện đem tất cả lòng trung thành với tổ quốc để ủng hộ Chủ nghĩa Cộng sản xuyên quốc gia, song thực tế là nhận lệnh từ Mát-xcơ-va và trung thành với Mát-xcơ-va.


Năm 1918, Hoa Kỳ đã tham gia một cách không mấy hăng hái vào một nỗ lực không thành của phe Đồng minh nhằm lật đổ đế chế Xô-viết cách mạng. Do đó mà từ lâu sự hoài nghi và thù địch đã là nét đặc trưng trong quan hệ giữa những người Xô-viết và phương Tây, trước khi Chiến tranh Thế giới Thứ hai buộc họ trở thành những đồng minh bất đắc dĩ trong cuộc chiến chống lại Đức Quốc Xã.


Với sự thất bại của nước Đức năm 1945 và sự hủy diệt rộng khắp mà chiến tranh gây ra trên toàn châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đại diện cho những tư tưởng triết học, những mục tiêu, những kế hoạch xây dựng và tổ chức lại lục địa này mang tính đối kháng không thể dung hòa. Những người Xô-viết hành động trên cơ sở sự kết hợp giữa cam kết mang tính ý thức hệ với chủ nghĩa hiện thực địa chính trị. Công bằng mà nói, Quân đội Xô-viết đã đảm nhiệm phần chính yếu của cuộc chiến và hy sinh nhiều trên mặt trận châu Âu; họ đã giải phóng Đông và Trung Âu khỏi bàn tay của Adolf Hitler. Và điều nhanh chóng sáng tỏ là giờ đây Mát-xcơ-va sẽ đòi thiết lập các thể chế cộng sản không chỉ ở các vùng đất đó mà cả ở những nơi chính phủ đã chịu sự điều khiển trực tiếp của người Xô-viết, cho dù nguyện vọng của những người Ba Lan và người Séc như thế nào, hay mong muốn của những người Rumani, Bulgary và những người Đông Âu khác.


Viễn cảnh mà Washington nhìn nhận thì lại rất khác. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng sự biệt lập về chính trị của Mỹ khỏi châu Âu sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã là một sai lầm lớn, sai lầm mà có lẽ đã góp phần vào sự nổi lên của Hitler và gần như gây ra kết quả là sự thống trị lục địa này bởi một quốc gia duy nhất và thù địch với Mỹ, có thể đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Giờ đây, khi các lực lượng Xô-viết đã hiện diện trên một nửa lục địa; và khi những người cộng sản đang mạnh lên ở Pháp, Italia và quan trọng nhất là ở Đức thì những nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ lại có lý do để lo ngại.


Sự tương phản giữa một nước Mỹ tự do, theo chủ nghĩa cá nhân và khá thảnh thơi với một Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết kế hoạch hóa tập trung và hà khắc về mặt chính trị là không thể rõ ràng hơn, khi mà hai quốc gia này cạnh tranh với nhau để có được sự trung thành của châu Âu cũng như của những dân tộc mới dành được độc lập từ chế độ thuộc địa.


Chiến tranh Lạnh ở châu Âu


Nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm “ngăn chặn” sức mạnh Xô-viết trong phạm vi những đường biên giới sau chiến tranh của nó bao gồm hai giai đoạn rõ ràng: nỗ lực tức thì tái thiết châu Âu về mặt kinh tế và chính trị, và do đó tăng cường khả năng và sự hăng hái của châu Âu chống lại những thành tựu tiếp theo của Liên Xô. Sau đó là duy trì kỷ nguyên hạt nhân và sự tin cậy của những lời hứa bảo vệ các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ.


Hai sáng kiến gần đây đã chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong việc tái thiết và bảo vệ phần châu Âu phi cộng sản. Năm 1947, khi nước Anh thông báo cho Washington rằng họ không còn có thể hỗ trợ tài chính cho các chính phủ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những người cộng sản nổi dậy, Tổng thống Harry S. Truman (1945-1953) đã bảo trợ 400 triệu đô-la cho mục đích đó. Quan trọng hơn, Học thuyết Truman còn hứa hẹn cam kết không hạn chế “giúp đỡ những dân tộc tự do đang chống lại những âm mưu nô dịch của những nhóm thiểu số vũ trang hoặc của áp lực đến từ bên ngoài”. Trong năm sau đó, Kế hoạch Marshall đã dành 13 tỉ đô-la trợ giúp kinh tế cho các nền kinh tế Tây Âu. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được thành lập năm 1949, chính thức ràng buộc nước Mỹ vào việc bảo vệ Tây Âu thông qua “liên minh ràng buộc” - một tình thế mà Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington (1789-1797) đã cảnh báo.


NATO là sự phản ứng lại ưu thế quân sự truyền thống của Liên Xô ở châu Âu. Vào thời điểm kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Hoa Kỳ đã tiến hành cho giải ngũ một cách nhanh chóng nhất trong lịch sử, thu nhỏ số lượng lục quân từ khoảng 8,3 triệu năm 1945 xuống chỉ còn 500.000 vào năm 1948. Hồng Quân lại duy trì sự có mặt nhiều hơn ở trung tâm châu Âu mà nhiều người tin rằng họ có thể nhanh chóng tràn vào Tây Âu nếu như Stalin hay những người kế nhiệm ông quyết định làm như vậy. Trong trường hợp đó, kế hoạch của Hoa Kỳ là sẽ đề nghị việc trả đũa bằng vũ khí nguyên tử, và sau này là vũ khí hạt nhân, song người ta có thể hiểu được việc các đồng minh châu Âu của Mỹ - những nước có lãnh thổ mà những quả bom này chắc chắn sẽ rơi xuống - lại tỏ ra nghi ngại.


Khi mà Liên Xô có được vũ khí nguyên tử (năm 1949) và vũ khí hạt nhân (năm 1953), nhiều người châu Âu đã tự hỏi rằng liệu Hoa Kỳ sẽ bảo vệ họ trước những cuộc tấn công của Liên Xô không nếu như, để đáp trả, Mát-xcơ-va có thể tiến hành một cuộc tàn phá hạt nhân vào các thành phố của Mỹ. Liệu Washington có hy sinh New York để bảo vệ Pa-ri, Luân Đôn hay Bon không?


Phần lớn cuộc Chiến tranh Lạnh ở châu Âu đã xoay quanh câu hỏi này. Áp lực của Liên Xô đối với Tây Đức - một vùng đất phương Tây trong lòng Đông Đức cộng sản và do đó không thể bảo vệ được bằng quân sự - là nhằm mục đích gây ấn tượng cho những người Tây Âu về tính mong manh của chính tình trạng của họ. Câu trả lời của Mỹ đối với áp lực đó – bao gồm Cầu hàng không Berlin năm 1948, trong đó Không quân Mỹ đã phân phát thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác cho thành phố bị những người Xô-viết bao vây này; lời hứa hẹn năm 1963 của Tổng thống John F. Kennedy: “Tất cả những con người tự do, cho dù họ ở bất cứ đâu... đều là những công dân của Berlin... Ich bin ein Berliner”; và câu nói đầy thách thức năm 1997 của Tổng thống Ronald Reagan: “Thưa ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường đó đi” - tất cả đều để chứng minh việc Hoa Kỳ công nhận Berlin như là một biểu tượng quan trọng của mối liên kết xuyên Đại Tây Dương và quyết tâm của Hoa Kỳ bảo vệ các đồng minh châu Âu của mình.


Cuộc khủng hoảng Chiến tranh Lạnh lớn cuối cùng ở châu Âu phản ánh một nỗ lực của Liên Xô nhằm chia cắt các đồng minh châu Âu (của Mỹ). Năm 1975, Mát-xcơ-va giới thiệu loại tên lửa SS-20, loại vũ khí tầm trung chính xác có khả năng bắn phá các mục tiêu ở Tây Âu nhưng không tới được đất Mỹ. Những người Tây Âu lại đặt câu hỏi liệu Mỹ có trả đũa cho một cuộc tấn công vào châu Âu và do đó khởi đầu cho một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt lẫn nhau giữa Liên Xô và Mỹ hay không. Liên minh NATO đã quyết tâm lấy lại sự cân bằng thông qua việc đàm phán với Liên Xô để hủy bỏ tất cả các vũ khí tầm trung, nhưng đồng thời cũng hứa giới thiệu với châu Âu loại tên lửa Pershing II của Mỹ và các tên lửa đất đối không nếu Mát-xcơ-va không chịu hủy bỏ SS-20.


Nhiều người Tây Âu phản đối những biện pháp đối trọng này. Họ hành động dựa trên nhiều động cơ và niềm tin, song phong trào cộng sản quốc tế cũng giúp tổ chức và khuyến khích phát triển những yếu tố trong phạm vi “phong trào hòa bình” này, với hy vọng buộc Tây Âu có những điều chỉnh về chính trị do ưu thế quân sự của Liên Xô. Sau một cuộc bỏ phiếu căng thẳng tại Nghị viện Tây Đức tháng 11/1983, những tên lửa mới của Mỹ đã được triển khai.


Tháng 12/1987, Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989) và Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev (1985-1991) đã ký Hiệp ước Loại trừ Tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Việc Liên Xô không thể chia cắt Mỹ và các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng là một yếu tố mang tính quyết định đối với cách thức mà Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.


Chiến tranh Lạnh ở “vùng ngoại vi”


Năm 1947, nhà ngoại giao Mỹ George Kennan đã phát biểu về chiến lược Chiến tranh Lạnh cơ bản của Mỹ: “một chính sách ngăn chặn nhằm làm cho người Nga phải đương đầu với những lực lượng đối trọng không thể thay thế, ở bất cứ thời điểm nào khi họ có dấu hiệu xâm phạm đến lợi ích của một thế giới hòa bình và ổn định”. Trong rất nhiều trường hợp, chính sách này đã xung đột, và theo thời gian, thường giành thắng lợi, với mong muốn thực sự của Washington ủng hộ việc giải phóng thuộc địa và liên kết với những quốc gia mới giành được độc lập đang nổi lên tại châu Phi, châu Á và Trung Đông, là khu vực mà đôi khi các nhà chiến lược gọi là “vùng ngoại vi”, trong khi châu Âu vẫn là vũ đài trung tâm của Chiến tranh Lạnh.


Khi kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã thấy trước sự sụp đổ của các đế chế thuộc địa của châu Âu và hy vọng thiết lập được quan hệ hữu nghị với những quốc gia mới này. Do đó mà Hoa Kỳ đã rất nỗ lực để ngăn chặn việc khẳng định lại quyền lực của Hà Lan tại Indonesia, thậm chí vào năm 1949 còn đe dọa rút lại sự trợ giúp theo Kế hoạch Marshall, cho đến khi Hà Lan thừa nhận nền độc lập của Indonesia. Cũng với lý do tương tự, năm 1956, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã yêu cầu Anh, Pháp và Israel chấm dứt sự chiếm đóng Kênh đào Suez và Bán đảo Sinai.


Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với khu vực ngoại vi không phải là một hình mẫu nhất quán. Trong một số trường hợp, như tại Philippines năm 1986, Washington đã đứng về phía những lực lượng nhân dân, thậm chí là chống lại những thể chế thân Mỹ. Trong những trường hợp khác, các nhà lãnh đạo Mỹ đã vội vã khi nhìn nhận ảnh hưởng của cộng sản đằng sau những phong trào theo chủ nghĩa quốc gia và xem các quốc gia như những quân bài đô-mi-nô: sẽ “đổ” do ảnh hưởng của Liên Xô, và đến lượt mình những quân (quốc gia) láng giềng của nó chuẩn bị đổ theo.


“Học thuyết đô-mi-nô” này đã là cơ sở của sự can thiệp đầy thảm họa của Hoa Kỳ vào vùng ngoại vi - Việt Nam. Sau sự đầu hàng của quân Nhật năm 1945, những nỗ lực của Pháp hòng khẳng định lại sự thống trị đối với thuộc địa Việt Nam đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Những nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã thúc ép Pa-ri từ bỏ Đông Dương, giống như họ đã làm để kéo người Hà Lan ra khỏi Indonesia. Song những nhà lãnh đạo Pháp đã cảnh báo rằng đế chế của họ mất đi sẽ dẫn đến việc nước Pháp mất vào tay cộng sản. Washington không muốn chấp nhận rủi ro đó. Dần dần, bắt đầu với việc hỗ trợ cho người Pháp, sau đó là dần dần đưa cố vấn và cuối cùng là lính Mỹ vào đây – khoảng 550.000 quân ở thời điểm giữa năm 1969. Hoa Kỳ đã tiêu phí sức người và sức của vào một nỗ lực mà cuối cùng là bất thành nhằm ngăn chặn chế độ cộng sản miền Bắc chiếm nốt phần còn lại của quốc gia này.


Trong khi thành tích của Mỹ tại khu vực ngoại vi của Chiến tranh Lạnh không tránh khỏi bị chỉ trích, thì đối thủ Liên Xô cũng tích cực tương tự trong những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thế giới thứ ba, thông qua việc hỗ trợ cho những kẻ độc tài và can thiệp vào những vấn đề mang tính địa phương.


Một cuộc đua tranh dài hạn


Chiến lược ngăn chặn cũng kéo theo một cuộc đua tranh dài hạn, mà Tổng thống Kennedy (1961-1963) gọi là một “cuộc chiến đấu lâu dài lúc tranh tối tranh sáng”. Đây là một điều gì đó mới mẻ đối với một quốc gia mà những cam kết quốc tế trước đây của nó chỉ là nhằm vượt qua những thách thức cụ thể, trước mắt.


Phản ứng của Hoa Kỳ trước ba cuộc khủng hoảng sớm đó đã khẳng định rằng Chiến tranh Lạnh sẽ khó có thể kết thúc bằng một chiến thắng quân sự áp đảo. Quyết định cách chức Tướng Douglas MacArthur của Tổng thống Truman năm 1951 đã dẫn tới quyết định tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên để bảo vệ Nam Triều Tiên, và không phải để giải phóng miền Bắc như mong muốn của vị tướng này. Năm năm sau, Tổng thống Eisenhower (1953-1961) đã quyết định không dành sự hỗ trợ vật chất nào cho những người Hungary nổi dậy chống chính quyền do Liên Xô áp đặt cho họ và chống lại những lực lượng Hồng Quân đã đàn áp cuộc cách mạng này.


Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đã khẳng định thậm chí còn rõ ràng hơn những hạn chế đối với một cuộc xung đột trực tiếp trong thời đại hạt nhân. Những người Xô-viết đã cố gắng đưa tên lửa tầm trung vào Cuba, gây nên mối đe dọa rõ ràng đối với nước Mỹ. Cho dù là ở thời điểm này, Hoa Kỳ vẫn có ưu thế áp đảo về vũ khí hạt nhân, song một cuộc chiến tranh công khai gây ra nguy cơ về những tổn thất không thể chấp nhận được. Do vậy, Tổng thống Kennedy đã thực hiện một thương vụ bí mật, mà phải nhiều năm sau này những điều khoản của nó mới được tiết lộ. Để đổi lấy việc Liên Xô rút tên lửa hạt nhân ra khỏi Cuba, Hoa Kỳ đồng ý sẽ không hành động chống lại chế độ cộng sản của Fidel Castro ở Cuba và đồng thời, sau một khoảng thời gian hợp lý, sẽ rút những tên lửa “đã quá hạn” của Mỹ đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ.


Có vẻ như là hai “siêu cường” đã rút ra những bài học khác nhau từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Khi mà vào năm 1980 Hoa Kỳ đã gần như tạm ngừng việc gia tăng lượng vũ khí hạt nhân, thì Liên Xô lại tiến hành một cuộc chế tạo lớn, và không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào rằng họ sẽ giảm nhịp độ. Trong khi đó, việc lần đầu tiên lực lượng vũ trang Cuba được đưa tới những cuộc xung đột tại châu Phi những năm 1970 cũng như sự xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979 - việc lần đầu tiên sử dụng trực tiếp Hồng Quân bên ngoài Đông Âu - đã làm cho nhiều người Mỹ tin rằng Chiến tranh Lạnh vẫn chưa kết thúc.


Chiến tranh Lạnh kết thúc


Những lý do về sự sụp đổ của Liên Xô đến ngày nay vẫn còn được bàn luận sôi nổi. Tuy nhiên, có thể là do một vài nguyên nhân. Một trong số chúng là việc tăng cường mạnh mẽ khả năng quân sự theo lệnh của Tổng thống Reagan đã làm tăng chi phí duy trì sức mạnh quân sự tương đối của Liên Xô. Một lý do nữa là, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao” của Reagan đã đe dọa làm chuyển dịch cuộc đua tranh sang việc làm chủ những công nghệ mới, một lãnh vực mà Liên Xô - một xã hội đóng kín - không phù hợp để có thể cạnh tranh.


Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô đã lung lay. Cho dù khả năng mô hình cộng sản có thể công nghiệp hóa thành công, thì thế giới công nghệ thông tin mới đang bắt đầu phát triển đã đặt ra những thách thức không thể vượt qua đối với một xã hội theo dõi chặt chẽ những công dân của mình và thậm chí giám sát cả việc sử dụng máy photocopy của họ. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa như Tổng Bí thư Gorbachev đã hiểu được điều đó. Những cải tổ mà ông tiến hành, nhưng cuối cùng không thể kiểm soát được, đã dẫn tới sự tan vỡ của Liên Xô và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.


Theo cách nhìn của một người Mỹ, cuộc xung đột kéo dài 40 năm là một cho thắng lợi về tư tưởng. Hoa Kỳ đã phải trả giá, mà thực tế là nhiều cái giá rất đắt cho thắng lợi của mình. Rõ ràng nhất là chi phí khổng lồ của việc nhiều người chết trên các chiến trường cũng như số tiền chi vào các loại vũ khí có sức mạnh ngoài sức tưởng tượng hơn là được dành cho những sự nghiệp cao cả và cũng bức thiết không kém ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Cũng có cả những cái giá về mặt chính trị nữa. Có những lúc, Chiến tranh Lạnh đã buộc người Mỹ phải gắn kết đất nước mình với những chế độ xấu xa dưới danh nghĩa mục đích địa chính trị.


Tuy nhiên, nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã thu được những thành tựu rõ rệt. Rõ ràng nhất là Tây Âu, và không có gì phải nghi ngờ, phần lớn thế giới này đã được cứu thoát khỏi gót giày của Joseph Stalin, một nhà độc tài sát nhân khó mà phân biệt được với kẻ bại trận Adolf Hitler. Và điều không kém ý nghĩa trong thời đại của vũ khí nhiệt hạch là những quốc gia bị Liên Xô kìm kẹp đã được giải phóng mà không cần nhờ tới một cuộc chiến tranh tổng lực mang tính hủy diệt chưa từng có. Và những thể chế dân chủ của Hoa Kỳ vẫn còn nguyên vẹn - thực tế là còn phát triển thịnh vượng – và mô hình tổ chức xã hội kiểu Mỹ - hình mẫu mang đến cho các cá nhân sự tự do chính trị, tôn giáo và kinh tế để họ theo đuổi những ước mơ của mình, vẫn giữ được sức sống của nó khi quốc gia này bước vào một thiên niên kỷ mới.


Những ý kiến trình bày trong bài viết này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0406_iii.html