Bài viết của PGS. Ralf Emmers, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nhìn
nhận lại những nỗ lực được các bên đưa ra nhằm quản lý và giải quyết
xung đột ở Biển Đông. Từ những đánh giá về hạn chế dẫn đến bế tắc trong
vấn đề giải quyết tranh chấp, tác giả đã bác bỏ kịch bản xem trọng tài
quốc tế như một giải pháp khả thi và thay vào đó tập trung tiến hành
những kế hoạch thăm dò và khai thác chung kết hợp với gác lại yêu cầu
lãnh thổ.
[9] Barru Waom, “South China Sea: ASEAN Caught in a Tight Spot,” The Straist Times, 16 tháng 9, 2010
PHẦN 2
Những kịch bản giải quyết tranh chấp Biển Đông hiện nay sẽ rất khó khăn vì các bên liên quan và các yêu sách lãnh thổ chồng lấn đã lên đến đỉnh điểm, thêm vào đó tất cả các bên đều không có ý định nhượng bộ trong những yêu sách của mình. Trong bối cảnh đó, theo tác giả thì biện pháp khả thi để giải quyết vấn đề là chủ yếu tập trung vào thăm dò và khai thác chung kết hợp với gác lại vấn đề chủ quyền
Bài
viết được in trong Series đặc biệt của tạp chí Harvard Asia Quarterly
của Trường Đại học Havard với chủ đề: "Tranh chấp biển- An ninh hàng hải
tại Đông Á", (The Disputed Sea – Maritime Security in East Asia) tháng 12/2010.
LỜI TỰA
Trong
mấy tháng gần đây, những căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông đã leo
thang, với việc vấn đề đã chi phối Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tháng 7
năm 2010 tại Việt Nam. Các vấn đề phân định chủ quyền và biên giới chưa
được giải quyết và tiếp tục là những nhân tố đang leo thang. Nguy cơ
xung đột vẫn tồn tại, đặc biệt khi nhu cầu năng lượng của các quốc gia
tăng lên và quá trình hiện đại hóa quân sự diễn ra. Trung Quốc tiếp tục
hiện đại hóa hải quân và thường xuyên tuyên bố chủ quyền của quốc gia
này ở Biển Đông là không thể tranh cãi. Các quốc gia Đông Nam Á cũng
vậy, không muốn nhượng bộ những yêu sách lãnh thổ của họ. Ngoài ra, các
quốc gia yêu sách ở Đông Nam Á vẫn hoài nghi về những ý định của Trung
Quốc.[1]
Kết quả là tình hình Biển Đông trở nên mong manh, biến động, và có khả
năng bất ổn. Tình trạng bấp bênh hiện tại đã tác động trực tiếp đến cả
các thành tựu và hạn chế của việc quản lý và giải quyết xung đột ở Biển
Đông.
Bài
viết này xem xét cách quản lý và những giải pháp khả thi cho những
tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Trong bài, quản lý tranh chấp được kết
hợp với nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn một cuộc xung đột vũ trang công
khai xảy ra, trong khi giải quyết xung đột hướng đến một giải pháp cho
những thù địch về ngoại giao, kinh tế và quân sự. Một giải pháp ngoại
giao cho những tranh chấp như vậy vẫn chưa được hình thành do tầm quan
trọng chiến lược của các tranh chấp về lãnh thổ, những nguồn năng lượng
tiềm năng, và nguy cơ của việc gia tăng và cạnh tranh sức mạnh.
Bài
viết khẳng định rằng bước đầu tiên để tiến tới quản lý và giải quyết
tranh chấp là đưa ra một công thức gác lại vấn đề chủ quyền cho đến khi
việc thăm dò và khai thác tài nguyên chung có thể làm dịu bớt hay thậm
chí vượt qua được những căn nguyên địa chính trị ban đầu dẫn đến tình
thế an ninh tiến thoái lưỡng nan này. Nhiệm vụ này đòi hỏi ít nhất phải
tạm thời tách rời triển vọng thăm dò và khai thác chung khỏi vấn đề yêu
sách chủ quyền và lãnh thổ. Sự bế tắc của những yêu sách chủ quyền chồng
lấn và việc sử dụng và lạm dụng luật quốc tế của các quốc gia tranh
chấp được xem là những nhân tố chính kìm hãm việc tạo ra diễn tiến tích
cực.
Bài
viết gồm hai phần lần lượt nhìn lại nỗ lực đưa ra các bước quản lý và
giải quyết xung đột ở Biển Đông. Phần đầu nhấn mạnh tiến bộ đạt được đối
với việc quản lý xung đột ở Biển Đông, điển hình là Tuyên bố về Cách
ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 được ký bởi Trung Quốc và các
thành viên của Hiêp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, Điều
đáng luy ý là những hạn chế của tuyên bố và sự thất bại trong việc tiến
tới thực hiện nó. Trong việc giải quyết xung đột, bối cảnh lãnh thổ dẫn
đến tranh chấp Biển Đông nhìn chung vẫn không thay đổi. Bài viết đã bác
bỏ kịch bản xem trọng tài quốc tế như một giải pháp khả thi và thay vào
đó tập trung tiến hành những kế hoạch thăm dò và khai thác chung kết
hợp với gác lại yêu cầu lãnh thổ.
QUẢN LÝ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG
Nhìn
chung các tình huống liên quan đến tranh chấp Biển Đông thường phản ánh
bầu không khí quan hệ khu vực. Sự ấm lên của các mối quan hệ Trung Quốc
– Đông Nam Á vào đầu những năm 2000 đã tạo được tiến bộ trong vấn đề
quản lý xung đột. Việc ký kết Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông đã cho thấy mong muốn của các bên liên quan là theo đuổi yêu sách
của họ bằng biện pháp hòa bình. Tuyên bố đã công khai lên án việc sử
dụng vũ lực ở Biển Đông và đã góp phần làm giảm căng thẳng giữa các quốc
gia yêu sách. Tuyên bố cũng được xem như một tín hiệu rằng Trung Quốc
sẵn sàng tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực của ASEAN trong Hiệp định
Hợp tác Thân thiện (TAC) của khối này và cùng tồn tại hòa bình với các
quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Quan điểm hòa giải này được thể hiện rõ
hơn khi Trung Quốc là quốc gia không phải thành viên ASEAN đầu tiên ký
TAC vào năm 2003. Cuối cùng, tuyên bố 2002 được công nhận là một “diễn
tiến quan trọng” bởi vì nó ràng buộc các bên ký kết thực hiện các hoạt
động hợp tác và làm tăng khả năng đạt được các thỏa thuận về kế hoạch
thăm dò và khai thác dầu khí chung.[2]
Ví dụ, tổng thống Phi-lip-pin Gloria Arroyo tuyên bố rằng thỏa thuận do
các tập đoàn dầu khí nhà nước của Trung Quốc, Việt Nam, Phi-lip-pin ký
năm 2005 để tiến hành các cuộc thăm dò khảo sát ở Trường Sa là sự thi
hành đầu tiên những điều khoản trong tuyên bố 2002.[3]
Tuy
nhiên, tuyên bố chỉ là một bước nhỏ trong mục tiêu ban đầu để tiến tới
một bộ quy tắc ứng xử chi tiết và mang tính ràng buộc cho Biển Đông.[4]
Nhiều nhà phân tích vẫn hoài nghi về khả năng tuyên bố có thể tạo ra
một khuôn khổ cho việc quản lý xung đột, nhất là xét việc thiếu các cơ
chế ngăn chặn và giải quyết những nguyên nhân có thể gây xung đột của
tuyên bố này[5] Là
một tuyên bố chính trị hơn là một hiệp định và chỉ dựa vào sự đồng
thuận và mẫu thức chung thấp nhất, thỏa thuận này vừa không chặt chẽ về
mặt pháp lý vừa không mang tính ràng buộc. Hơn nữa tuyên bố tránh giải
quyết vấn đề chủ quyền, vì tất cả các bên tranh chấp đều khư khư những
yêu sách lãnh thổ của mình. Việc thông qua văn kiện cũng đòi hỏi những
sự nhượng bộ lớn và giảm bớt nội dung của tuyên bố bao gồm việc không đề
cập đến phạm vi địa lý cụ thể của tuyên bố.
Chưa
có tiến bộ đáng kể nào hướng đến quản lý xung đột được tiến hành kể từ
năm 2002. Thất bại trong thực hiện tuyên bố và tiến tới phát triển thành
một bộ quy tắc ứng xử là hệ quả của một vài nhân tố. Bắc Kinh dường như
chỉ chuẩn bị ủng hộ một bộ quy tắc ứng đa phương không mang tính ràng
buộc mà chỉ giới hạn liên quan đến Quần đảo Trường Sa (A: Spratlys Islands, TQ: Nansa/Nam Sa - nd)
và tập trung vào đối thoại và duy trì sự ổn định khu vực hơn là vấn đề
quyền tài phán. Các quốc gia yêu sách Đông Nam Á đều không muốn nhượng
bộ những yêu sách lãnh thổ của họ. Sự thiếu đồng thuận giữa các quốc gia
ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng có liên quan. Các thành viên có những
mối quan hệ khác nhau với Trung Quốc và quan điểm trái ngược nhau về
mối đe dọa tiềm tàng Trung Quốc. Thêm vào đó, một số thành viên có các
yêu sách xung đột ở Trường Sa (A: Spratlys Islands, TQ: Nansa/Nam Sa - nd),
trong khi các thành viên khác không liên quan đến vấn đề chủ quyền.
Những nguyên nhân gây chia rẽ này đã khiến cho việc đạt đến một quan
điểm tập thể trở lên phức tạp và làm ASEAN yếu đi trong đàm phán với Bắc
Kinh.
Sự
không cân đối về sức mạnh ngày càng tăng ở Biển Đông do sức mạnh hải
quân ngày một phát triển của Trung Quốc đã gây thêm nghi ngờ về khả năng
quản lý tranh chấp của ASEAN. Ngày càng có nhiều tranh luận về việc
liệu cách tiếp cận của ASEAN đối với quản lý xung đột ở Biển Đông có thể
giảm bớt sự phân bổ sức mạnh không đều này hay không. Sự phân bố sức
mạnh đang thay đổi chưa được theo kịp bằng tiến triển hơn nữa trong việc
thực hiện các cơ chế quản lý xung đột. Thay vào đó, từ năm 2006 tình
hình ở đây đã leo thang cao hơn và Trung Quốc đã cương quyết hơn trong
việc đẩy mạnh những yêu sách lãnh thổ.[6] Cần phải nhấn mạnh rằng không chỉ Bắc Kinh chịu trách nhiệm trong việc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Những hành động của các bên yêu sách khác cũng đã gây bất lợi cho việc quản lý tình hình.
Ví
dụ, vấn đề lãnh thổ đã leo thang nhiều hơn do các đệ trình yêu sách của
Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Việt Nam lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa
của Liên Hợp Quốc (United Nations Commission on the Limits of the
Continential Shelf). Các quốc gia tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật biển (UNCLOS) trước năm 1999 đã phải đệ trình trước ngày 13 tháng 5
năm 2009 yêu sách bổ xung của mình về những quyền kinh tế khi thềm lục
địa của họ kéo dài hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc đã
phản ứng giận giữ và gọi đệ trình này là những yêu sách mới vi phạm
quyền tài phán và quyền chủ quyền của nước này ở Biển Đông.[7]
Trong khi phản ứng của Trung Quốc là có thể đoán trước vì những yêu
sách mới chồng lấn với yêu sách của quốc gia này, cần phải nhấn mạnh
rằng Bắc Kinh đã đưa bản đồ đường đứt đoạn chữ U vào trong công hàm phản
đối của nước này, do đó khơi lại những mối ngờ vực trước đây tại Hà
Nội, Kua la Lumpur và Manila.[8]
Bắc Kinh cũng mới lập ra Vụ Các vấn đề Biên giới và Đại dương và tăng
cường các khả năng tuần tra để cố gắng khẳng định chủ quyền của quốc gia
này ở Biển Đông.
Cuối
cùng, cạnh tranh Trung - Mỹ gia tăng trên biển đã làm phức tạp thêm
việc quản lý một cách hòa bình những tranh chấp ở Biển Đông. Vụ việc hải
quân Trung Quốc và các tàu tuần tra dân sự ở phía nam đảo Hải Nam sách
nhiễu tàu do thám Mỹ USNS Impecable, vào tháng 3 năm 2009 đã gây thêm lo
ngại cho một số quốc gia Đông Nam Á. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng
tàu Impecable đã liên quan đến các ‘hoạt động trái phép’ trong vùng đặc
quyền kinh tế của quốc gia này, vụ việc cũng đã được xem như một ví dụ
về sự cương quyết của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary
Clinton, đã phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và tuyên bố vùng
biển này có lợi ích quốc gia của Mỹ tại cuộc họp ARF vào tháng 7 tại Hà
Nội,, động thái được xem là nguyên nhân khiến Bắc Kinh quan ngại. Ở Đông
Nam Á, người ta lo ngại rằng cạnh tranh Trung – Mỹ ngày càng tăng có
thể dẫn đến chính sách ngoại giao và hoạt động hải quân cứng rắn của
Trung Quốc ở Biển Đông.[9]
Do đó không không ngạc nhiên khi các lãnh đạo ASEAN đã yêu cầu không
đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo cuối cùng trong buổi bế mạc hội nghị
cấp cao (ASEAN - Mỹ) lần thứ hai với tổng thống Mỹ Barrack Obama vào
tháng 9 năm 2010.
[2] Zou Keyuan, “Joint Development in the South China Sea: a New Approach,” The International Journal of Maritime and Coastal Law 21 – 1 (2006): 101.
[3] Luz Baguioro, “ Three Nations Sign Pact for Joint Spratlys Survey,” The Straits Time, March 15, 2005.
[4] Ralf Emmer, “Keeping Waters Calm in the South China Sea,” The Straits Times, Singapore, November 21, 2002.
[5] Xem Jorn, “ Managing Security in ASEAN – China Relations: Liberal Peace of Hegemonic Stability,” Asian Perspective
31-1 (2007): 221; Clive Schofield and Ian Storey, “Enery Security and
South East Asia: The Im pact on Maritime Boundary and Territorial
Disputes,” Harvard Asia Quarterly 9-4 (2005).
[6] Michael Richardson, “China’s Land and Sea Claims: Balancing Stability and Desire for Expansion,” The Straist Times, Steptember 7, 2009.
[7] Ian storey, “ China-Vietnam’s Year of Friendship Turns Fractious,” The Straist Times, Singapore, May 26, 2009.
[8]
Giáo sư Robert Beckman đưa ra quan điểm này tại cuộc thảo luận chung
tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải, Singapore, tháng 11, 2009.
PHẦN 2
Những kịch bản giải quyết tranh chấp Biển Đông hiện nay sẽ rất khó khăn vì các bên liên quan và các yêu sách lãnh thổ chồng lấn đã lên đến đỉnh điểm, thêm vào đó tất cả các bên đều không có ý định nhượng bộ trong những yêu sách của mình. Trong bối cảnh đó, theo tác giả thì biện pháp khả thi để giải quyết vấn đề là chủ yếu tập trung vào thăm dò và khai thác chung kết hợp với gác lại vấn đề chủ quyền
NHỮNG KỊCH BẢN GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Nhìn
lại nỗ lực quản lý các tranh chấp Biển Đông, giờ chúng sẽ tập trung vào
các kịch bản giải quyết khác nhau. Vấn đề Biển Đông khó giải quyết vì
nhiều bên liên quan và các yêu sách lãnh thổ chồng lấn đã lên đến đỉnh
điểm. Trọng tài quốc tế không thể đưa ra một một kịch bản có khả năng
giải quyết các tranh chấp. Tất cả các bên yêu sách đều lặp lại tuyên bố
chủ quyền của mình và họ không hề muốn nhượng bộ trong những yêu sách
lãnh thổ. Các quốc gia đã từ chối thảo luận vấn đề quyền tài phán trên
các đảo và đưa các yêu sách chồng lấn của mình lên Tòa án Pháp lý Quốc
tế (ICJ) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Điều này có thể trái
ngược hẳn với những tranh chấp lãnh thổ khác ở Đông Nam Á. Ví dụ, tháng
11 năm 2007, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a đã đệ trình những yêu sách lãnh
thổ của họ đối với đảo Petra Branca/Pulau Batu Puteh lên ICJ nhờ trọng
tài quốc tế phân xử. Kết thúc 28 năm tranh chấp lãnh thổ, tòa xử vào
tháng 5 năm 2008 đã ủng hộ Xin-ga-po nhưng quyết định trao hai bãi nhỏ
hơn, gọi là Middle Rocks, cho Ma-lai-xi-a.
Không
có cách giải quyết pháp lý rõ ràng nào cho những yêu sách xung đột nhau
ở Biển Đông. Leni Stenseth nhận thấy rằng “dường như không bên yêu sách
nào có cơ sở pháp lý rõ ràng và vai trò của luật quốc tế trong giải
quyết tranh chấp có vẻ còn hạn chế.”[1]
Trung Quốc và Đài Loan có những yêu sách lịch sử rộng nhất ở Biển Đông.
Tuy nhiên, trong khi nguyên tắc lịch sử và sự phát hiện đầu tiên có thể
tạo cơ sở cho lập trường của một bên tranh chấp, luật quốc tế đã cho
thấy những nguyên tắc đó chưa đủ để xác định chủ quyền. Thay vào đó,
danh nghĩa ban đầu do nguyên tắc phát hiện xác lập phải được bổ xung
bằng việc liên tục sử dụng và chiếm giữ một vùng lãnh thổ. Thậm chí danh
nghĩa có được do chiếm giữ có thể thay thế những yêu sách lịch sử.[2]
Thêm vào đó những yêu sách của Trung Quốc là khó chứng minh, bởi vì
truyền thống Nho giáo cho rằng lãnh thổ được thể hiện bằng những vùng
ảnh hưởng hơn là đường biên giới rõ ràng.[3]
Bản
thân UNCLOS không thể được áp dụng để giải quyết các tranh chấp lãnh
thổ đang tồn tại. Trong những trường hợp như vậy, UNCLOS quy định “các
quốc gia có những yêu sách chồng lấn phải giải quyết những yêu sách của
họ bằng đàm phán một cách có thiện chí”[4]
tuy nhiên không có những ranh giới trên biển rõ ràng ở hầu hết các vùng
ở Biển Đông và một số bên yêu sách thậm chí đã không xác định được
những yêu sách chính xác của mình. Vì vấn đề dầu mỏ đang trở nên cấp
thiết, không một chính quyền nào dám mạo hiểm từ bỏ các lợi ích quốc gia
trong khu vực. Thay vì làm đơn giản hóa vấn đề, UNCLOS đã có tác động
làm phức tạp và căng thẳng thêm các tranh chấp này.
Điều
nghịch lý là việc giải thích chặt chẽ UNCLOS có thể ngăn cản hầu hết
các điểm đảo có được một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), vì thế hạn chế
những vùng có thể có các tuyên bố chồng lấn. Khoản 121, đọan 3 nói rằng,
“Các đảo đá mà không thể duy trì nơi cư trú hay đời sống kinh tế cho
con người sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”;[5]
thay vào đó các đảo đá này chỉ được phép có lãnh hải 12 hải lý. Tuy
nhiên không có những chỉ dẫn cụ thể để phân biệt giữa đá và đảo. Những
hạn chế đó đã mở đường cho các bên yêu sách tranh chấp và khai thác.
Ngoài sự bàn cãi xung quanh cái gì cấu thành một hòn đảo, việc dùng thềm
lục địa để yêu sách lãnh thổ cũng gặp rắc rối tương tự. Dù nhiều bên
yêu sách đã lấy lý do thềm lục địa kéo dài để biện minh cho quan điểm
của mình, điều này vẫn “không đủ cơ sở pháp lý để yêu sách các hòn đảo”[6].
Những vùng biển được xác định theo UNCLOS có thể mang lại quyền khai
thác tài nguyên, nhưng không mang lại chủ quyền cho bản thân các hòn đảo
trong đó. Cuối cùng, không có điểm nào ở cả Quần đảo Trường Sa (A: Spratlys Islands, TQ: Nansa/Nam Sa – nd hay ) hay Quần đảo Hoàng Sa (A: Pracels Islands, QT: Xisha/Tây Xa - nd) cách
nhau 200 hải lý. Điều này có nghĩa là vùng đặc quyền kinh tế mà các bên
tranh chấp yêu sách chắc chắn chồng lấn lên yêu sách của một vài bên
khác, làm tăng nguy cơ xung đột.
MỘT BIỆN PHÁP KHẢ THI TRONG TƯƠNG LAI
Căn
cứ vào sự phức tạp của những yêu sách, các đề xuất dự định để giải
quyết tranh chấp Biển Đông chủ yếu tập trung vào thăm dò và khai thác
chung kết hợp với gác lại vấn đề chủ quyền. Cách tiếp cận này thường
được xem là lựa chọn khả thi nhất để tăng cường hợp tác và ổn định khu
vực. Hiệp ước Timor Gap giữa Úc và In-đo-nê-xi-a, Hiệp định Vịnh Bắc Bộ
(Tonkin Gap Treaty) giữa Trung Quốc và Việt Nam và các hiệp định song
phương đang tồn tại trong phân định ranh giới biển được xem như những
hình mẫu để đưa ra một kế hoạch cùng thăm dò và khai thác cho Biển Đông.
Các tập đoàn dầu khí nhà nước của Trung Quốc, Việt Nam, Phi-líp-pin đã ký Thỏa thuận thăm dò địa
chấn chung (JMSU) như một hiệp định thương mại để tiến hành một số cuộc
khảo sát trước khi thăm dò trong một số vùng ở Trường Sa (A: Spratlys,
QT: Nansha/Nam Sha - nd). Ban đầu, thỏa thuận chỉ bao gồm Trung
Quốc và Phi-lip-pin trước khi Việt Nam quyết định tham gia vào năm 2005.
Việc ký kết thỏa thuận đảm bảo cho Ma-ni-la và Hà Nội ít nhất có mặt
trong quá trình thăm dò tại khu vực mà họ có những yêu sách chủ quyền
chồng lấn với Bắc Kinh. Thỏa thuận được ký giữa các tập đoàn dầu khí hơn
là giữa các chính phủ, điều này đã làm đơn giản hóa quy trình. Tuy
nhiên sau khi nó được ký kết năm 2005, các phe đối lập ở Phi-lip-pin đã
chỉ trích cam kết như một dấu hiệu rằng chính phủ muốn giảm đi những yêu
sách của quốc gia này trong các vùng lãnh thổ tranh chấp. JMSU (Thỏa
thuận thăm dò địa chấn chung) cuối cùng hết hiệu lực vào ngày 30 tháng 8
năm 2008. Việc gia hạn thỏa thuận đã bị chỉ trích nhiều hơn do những
cáo buộc tham nhũng liên quan đến các khoản cho vay của Trung Quốc để ký
kết hiệp định ban đầu.[7]
Thậm chí nếu một kế hoạch thăm dò và khai thác chung cho Biển Đông được
đàm phán thành công, sự chênh lệch quá rõ về sức mạnh và việc thiếu một
thỏa thuận tổng thể về các vấn đề chủ quyền của các quốc gia ven bờ có
thể vẫn đẩy các bên yếu hơn vào tình trạng bấp bênh trong trường hợp
những điều kiện kinh tế thay đổi hay phát sinh những tình huống chiến
lược. Kết quả là một kế hoạch phát triển chung như vây chỉ có thể thành
công nếu được đặt trong và bổ sung cho một cơ chế quản lý hợp tác rộng
hơn. Trong điều kiện chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, sự chênh lệch quá mức về
sức mạnh này có thể vẫn đặt các bên yếu hơn trong tình trạng bấp bênh.
Nếu không có một cấu trúc pháp lý và những cơ chế rộng hơn thì kế hoạch
khai thác chung sẽ chỉ tái khẳng định những yêu sách lãnh thổ của Trung
Quốc do sự phân bố sức mạnh không đều ở Biển Đông. Các bên yêu sách Đông
Nam Á chỉ có mặt trong quá trình thăm dò ở những khu vực mà họ có những
yêu sách lãnh thổ chồng lấn với Bắc Kinh. Trong phạm vi JMSU, Valencia
khẳng định rằng việc khảo sát chung có hại cho Phi-lip-pin, vì nó bao
gồm khu vực thềm lục địa hợp pháp của Phi-lip-pin mà Trung Quốc và Việt
Nam không yêu sách. Hơn nữa thỏa thuận đã tạo ra tính chính danh để Trung Quốc yêu sách một cách không hợp pháp khu vực đó ở Biển Đông.”[8]
Tóm
lại, việc ký kết một kế hoạch thăm dò và khai thác chung sẽ cần phải
được tiến hành trước bằng việc đàm phán một khuôn khổ để gác lại những
yêu sách lãnh thổ hiện tại, thiết lập một quy tắc ứng xử chặt chẽ, điều
chỉnh quan hệ giữa các quốc gia khu vực và quản lý các tranh chấp hiện
tại và tiềm tàng. Việc thiết lập một khuôn khổ như vậy có vẻ không giống
với một hiệp định thông thường. Thật vậy, sự bế tắc của những yêu sách
lãnh thổ đan xen với chính trị dân tộc chủ nghĩa vẫn là một chướng ngại
lớn trong việc quản lý và giải quyết xung đột ở Biển Đông.
PGS. Ralf Emmers, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore
Người dịch: Nguyễn Văn Bình
Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy
[1] Leni Stenseth, Nationalism and Foreign Policy – The Case of China’s Nansha Rhetoric (Disertation submitted to the Department of Polictical Sience, University of Oslo, 1998), 10.
[2] Bob Catley và Makmur Keliat, Spratlys: The Dispute in the South China Sea (Aldershot, UK: Ashgate Publishing, 1997), 35.
[3] Joshua P. Rowan, “The U.S.-Japan Security Alliance, ASEAN, and the South China Sea Dispute,” Asia Survey 45-3 (2005): 426.
[4] Erik Kreil, “Energy Issues in the South China Sea Region,” in Cooperation Monitoring in the South China Sea, ed. John C. Baker and David G. Wiencek (Westport, CT: Praeger, 2002), 38.
[5] Xem Khoản 121 (3) phần phụ lục và phụ đề Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.
[6] Leszek Buzynski và Iskandar Sazlan, “Maritime Claims and Energy Cooperation,” Comtemporary Southeast Asia 29-1 (2007):147.
[7] Ian Storey, “Trouble and strife in the South China Sea Part II: the Philipines and China,” China Brieaf [The Jame Town Foundation] 12-9, ngày 28 tháng 4 năm 2008, 6.
[8] Xem Valencia, “In Response to Robert Backman”.